Bỏ qua nội dung chính

NGHIỆP VỤ

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  
Thư viện Tỉnh Đồng Nai > NGHIỆP VỤ > Phân loại  

Phân loại

Modify settings and columns

Phân loại - Biên mục
  • DUBLIN CORE  ( 1 bài )
  • MARC  ( 2 bài )
  • AACR2  ( 1 bài )
  • DDC  ( 1 bài )
    Trao đổi về việc sử dụng chuẩn phân loại DDC.

  + DUBLIN CORE:

XML, Metadata và Dublin Core Metadata

1. XML

1.1 Khái quát sự ra đời và phát triển của XML

(Tham khảo: http://www.w3.org/TR/REC-xml/

XML (eXtensible Markup Language):  là ngôn ngữ tạo cấu trúc dữ liệu văn bản được phát triển từ đầu năm 1996 dựa theo và tận dụng những điểm mạnh của chuẩn SGML (Standard Generalized Markup Language: được coi như là siêu ngôn ngữ có khả năng sinh ngôn ngữ khác), cùng những kinh nghiệm có được từ ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language). SGML phát triển cho việc định cấu trúc và nội dung tài liệu điện tử do tổ chức ISO (International  Organization for Standardization) chuẩn hóa năm 1986.

SGML là do IBM đưa ra nhưng được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium: tổ chức độc lập định ra tiêu chuẩn cho định dạng Web, máy chủ và ngôn ngữ), nhưng đặc tả XML lại do Netscape, Microsoft và các thành viên dự án Text Encoding Intiative (TEI) xây dựng. Tổ chức W3C XML Special Interest Group có đại diện từ hơn 100 công ty cùng nhiều chuyên gia được mời khác. W3C chính thức thông qua chuẩn XML vào tháng 2/1998.

XML là một hệ thống có luật dùng cho việc thiết kế các khổ mẫu (format) cho văn bản giúp tạo cấu trúc cho dữ liệu. Trong thực tế XML không phải là một ngôn ngữ lập trình, XML giúp máy tính dễ dàng tạo dữ liệu, đọc dữ liệu, trao đổi dữ liệu và làm cho cấu trúc dữ liệu trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn, ngoài ra XML còn có thể mở rộng, có nền tảng hoàn toàn độc lập và hỗ trợ tính quốc tế hóa, nội địa hóa. XML hỗ trợ hoàn toàn unicode.

1.2. XML và HTML

Trong thực tế bản thân ngôn ngữ XML có nguồn gốc giống như ngôn ngữ định dạng siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) từ chuẩn ngôn ngữ định dạng văn bản tổng quát có cấu trúc SGML. Mỗi văn bản XML cũng sử các thẻ (tags), các từ được đặt trong ngoặc với ‘<’ và ‘>’ (mở và đóng) và dùng thuộc tính tên gọi của các phần tử (element) với mẫu name= “value”.

Trong khi HTML đặc biệt chú ý tới từng thẻ (tag) và thuộc tính (attribute) có ý nghĩa gì và phần văn bản giữa các thẻ đó hiển thị như thế nào trên trình duyệt thì XML sử dụng các thẻ chỉ để phân định ranh giới giữa các đoạn dữ liệu và coi việc đọc và xử lý dữ liệu hoàn toàn là nhiệm vụ của các ứng dụng. Nhưng khác với ngôn ngữ HTML, số lượng và tên gọi các phần tử trong XML là không hạn chế.

XML là một văn bản nhưng không giống với những loại văn bản thông thường mà ta có thể đọc được. Các chương trình dùng để tạo các dữ liệu được cấu trúc hóa thông thường được lưu dữ liệu trên đĩa cứng, sử dụng khuôn dạng text hay nhị phân. Một thuận lợi của khuôn dạng văn bản là cho phép người đọc có thể đọc nó với bất kỳ bộ soạn thảo văn bản nào tùy thích. Các khuôn dạng văn bản cũng cho phép tìm lỗi dễ dàng hơn trong các ứng dụng. Giống như HTML các file XML là những file văn bản được tạo ra không phải với mục đích đề đọc, nhưng vẫn có thể đọc nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên XML có điểm không bằng HTML, các luật dùng trong XML rất hạn chế, chỉ cần quên một thẻ, hay một thuộc tính không đi kèm với nội dung sẽ làm cho toàn bộ file XML đó ngừng hoạt động, trong khi đó lỗi này ở file HTML có thể được bỏ qua.

XML được xem như là ngôn ngữ mạnh hơn HTML do nó mang lại thông tin đầy đủ về dữ liệu. XML cung cấp “siêu dữ liệu” metadata hay còn được gọi là “dữ liệu về dữ liệu” (data about data). XML cho phép các nhà phát triển và quản trị công nghệ thông tin mô tả thông tin có liên quan tới các nguồn thông tin khác. Đây là phương pháp khai thác thông tin lý tưởng trong môi trường trao đổi thông tin từ các máy chủ ứng dụng cũng như từ các ứng dụng với nhau. Cấu trúc chặt chẽ của XML (nội dung được đặt giữa các thẻ metadata) cho phép các ứng dụng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng nội dung đã tạo. Môi trường tài liệu XML trở thành một kho dữ liệu hỏi-đáp (query data repository) tương tự như cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ XML là giải pháp tích hợp cho vấn đề trao đổi dữ liệu tự động giữa các kho thông tin trên mạng Internet.

 

Một biểu ghi XML đơn giản có dạng như sau:

<?xml version= "1.0"?> encoding="utf-8" standalone="yes"?>
<!DOCTYPE book SYSTEM="book.dtd">
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

<book>

<tensach>Kinh tế học vi mô</tensach>

<tacgia>Ngô Đình Giao</tacgia>

<chude>Kinh tế vĩ mô</chude>

<nhaxuatban>Thống kê</nhaxuatban>

<namxuatban>2006</namxuatban>

</book>

 

Chuẩn trao đổi các dữ liệu trên Internet hiện nay đã được tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ thông qua nhằm thay thế cho các chuẩn cũ không còn phù đó là chuẩn ANSI/NISO Z39.85-2001

(tham khảo: http://www.niso.org/standards/resources/Z39-85.pdf). Nội dung chủ yếu của chuẩn mô tả dữ liệu này gồm 15 trường dữ liệu còn được gọi là chuẩn Dublin Core Metadata. Đây là các trường dữ liệu phổ biến và hữu ích nhất kèm theo một tài liệu số hóa để trao đổi trên mạng Internet.

Hiện nay các thư viện và trung tâm thông tin lớn trên thế giới đang có xu hướng sử dụng chuẩn XML thay thế cho chuẩn Marc 21 đã không còn phù hợp cho công tác biên mục và trao đổi dữ liệu như (Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, các thư viện của Pháp, Anh, Nhật Bản...)

2. Metadata

2.1. Siêu dữ liệu là gì ?

Siêu dữ liệu (metadata) dùng để mô tả tài nguyên thông tin. Thuật ngữ “meta” xuất xứ là một từ Hy Lạp đùng để chỉ một cái gì đó có bản chất cơ bản hơn hoặc cao hơn. Vì vậy metadata là dữ liệu về dữ liệu.

Theo tiến sĩ Warwick Cathro (Thư viện Quốc gia Úc) thì  “siêu dữ liệu là những thành phần mô tả tài nguyên thông tin hoặc hỗ trợ thông tin truy cập đến tài nguyên thông tin”. Cụ thể trong tài liệu thì siêu dữ liệu được xác định là “dữ liệu mô tả các thuộc tính của đối tượng thông tin và trao cho các thuộc tính này ý nghĩa, khung cảnh và tổ chức. Siêu dữ liệu còn có thể được định nghĩa là dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu”.

Theo Gail Hodge siêu dữ liệu là “thông tin có cấu trúc mà nó mô tả, giải thích, định vị, hoặc làm cho nguồn tin trở nên dễ tìm kiếm, sử dụng và quản lý hơn. Siêu dữ liệu được hiểu là dữ liệu về dữ liệu hoặc thông tin về thông tin”

Nói tóm lại thì siêu dữ liệu là thông tin mô tả tài nguyên thông tin.

Mục đích đầu tiên và yêu cầu cốt lỗi nhất của siêu dữ liệu (metadata) là góp phần mô tả và tìm lại các tài liệu điện tử trên mạng Internet. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã tạo ra sự bùng nổ của các loại dữ liệu đa dạng ở dạng số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, tài liệu đa phương tiện. Những tài liệu này có thể truy cập được trên mạng Internet song việc tìm kiếm chúng một cách hiệu quả và khoa học như với các hệ thống thông tin trực tuyến là hết sức khó khăn. Để góp phần tăng cường chất lượng tìm kiếm các tài liệu số trên mạng Internet, người ta đã đưa ra giải pháp sử dụng siêu dữ liệu.

Thực ra trong hoạt động thông tin – thư viện truyền thống, từ lâu đã có những khái niệm liên quan đến siêu dữ liệu. Các bản thư mục chứa các dữ liệu mô tả đối tượng như cho sách , cho  tạp chí thì chúng cũng được coi như là một dạng siêu dữ liệu. Với việc tự động hóa công tác biên mục, phiếu thư mục được thay thế bằng biểu ghi thư mục. Như vậy thành phần siêu dữ liệu còn có thể được trình bày trong biểu ghi, vì vậy biểu ghi này được coi là biểu ghi siêu dữ liệu (metadata record) của đối tượng được cơ sở dữ liệu quản lý. Với tài nguyên truyền thống trên giấy, thông tin mô tả được bố trí nằm ngoài đối tượng mà nó mô tả (Ví dụ, trên phiếu thư mục của mục lục thư viện, trong biểu ghi của CSDL). Nhờ những yếu tố mô tả như vậy, người ta có thể xác định và tìm kiếm lại được tài liệu một cách chính xác theo một vài yếu tố.

Ngày nay, nguồn tài liệu điện tử phát triển nhanh chóng và sự phân tán trên mạng nhiều đến mức không thể xử lý được một cách thủ công như đã và đang áp dụng đối với tài liệu xuất bản trên giấy. Để xử lý được hết tài liệu điện tử phân tán, người ta phải áp dụng các phương pháp tự động – sử dụng các chương trình đặc biệt (được gọi theo nhiều cách khác nhau như: robots, crawlers, spiders,...). Do tài liệu điện tử được tạo ra, thông thường không tuân thủ những quy định xuất bản truyền thống, không có những quy tắc nhất định giúp cho phép nhận dạng tự động được các yếu tố mô tả thông thường như tác giả, địa chỉ về xuất bản, thông tin về khối lượng... nên cần thiết phải có những quy định thống nhất để các chương trình tự động nhận dạng và xử lý chúng theo các yêu cầu nghiệp vụ. Những quy định như vậy được gọi là những quy định về siêu dữ liệu. Có thể thấy hiện nay, do nhiều chương trình máy tính chỉ định chỉ số dựa vào một số thành phần hạn chế như nhan đề hoặc toàn văn nên không hỗ trợ những tìm kiếm đặc thù (ví dụ theo tác giả, theo chủ đề, theo lĩnh vực...). Vì thế để tạo điều kiện cho các chương trình có thể đinh chỉ số tự động theo một số yếu tố xác định, người ta phải đưa thêm vào tài liệu điện tử những thuộc tính bổ sung để tăng cường mô tả tài nguyên thông tin. Các công cụ định chỉ số tự động sẽ được lập trình để nhận dạng các thuộc tính này và định chỉ số chúng, từ đó hỗ trợ tìm kiếm những thuộc tính đặc thù.

Như vậy một bản ghi metadata bao gồm một tập hợp những thuộc tính hoặc tập hợp những phần tử cần thiết để mô tả các tài nguuyên thông tin theo yêu cầu nghiệp vụ. Thông thường trong hoạt động nghiệp vụ thông tin – thư viện bao gồm các yếu tố như: Nhan đề tài liệu, tác giả, thông tin về xuất bản, nơi/vị trí lưu giữ, kiểu/dạng tài liệu....

2.2. Vậy “siêu dữ liệu” được đặt ở đâu ?

Mối liên hệ giữa siêu dữ liệu và tài nguyên thông tin mà nó mô tả có thể được thể hiện ở một trong hai cách sau:

+ Các phần tử metadata được chứa trong một biểu ghi tách biệt bên ngoài đối tượng mô tả.

+ Các phần tử metadata có thể được nhúng (gắn) vào bên trong tài nguyên mà nó mô tả.

Trước đây với tài liệu truyền thống, các mô tả dữ liệu nằm ngoài đối tượng mô tả (được đưa vào phiếu thư viện hoặc biểu ghi CSDL), như vậy siêu dữ liệu được lưu trữ một cách tách biệt bên ngoài đối tương mô tả.

Với tài liệu điện tử, siêu dữ liệu của chúng được nhúng (gắn) trong bản thân tài nguyên hoặc liên kết với tài nguyên mà nó mô tả như trong trường hợp các thẻ meta của tài liệu HTML hoặc các tiêu đề TEI (Text Encoding Initiative – TEI header: tham khảo: http://xml.coverpages.org/tei.html) trong tài liệu điện tử.

Trong thực tế có nhiều chuẩn mô tả biên mục mang tính chất metadata khá thông dụng đang được áp dụng như: MARC21/UNIMARC, ISO-2709, Dublin Core Metadata... các dữ liệu metadata này thường được gắn  vào phần đầu cho mỗi tài liệu điện tử được đưa vào máy chủ hoặc trên mạng internet nhằm hỗ trợ các công cụ tìm kiếm lọc ra các thông tin metadata để tổ chức thành các kho dữ liệu mà không cần dùng đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống. Thực tế thì ngay bản thân ngôn ngữ XML tự nó đã hỗ trợ việc hình thành một cơ sở dữ liệu toàn văn, phi cấu trúc và rất thuận lợi cho việc tìm kiếm và trao đổi thông tin.

2.3. Khái niệm “sơ đồ”, “ngữ nghĩa” và “nội dung”

Để thống nhất phương thức mô tả tài liệu theo một khuôn mẫu thống nhất, người ta đưa ra những sơ đồ siêu dữ liệu. Việc này tương tự như cộng đồng thư viện thống nhất sử dụng khổ mẫu Marc21 hoặc UNIMARC cho biên mục đọc máy để đảm bảo tính thống nhất trong tạo lập CSDL. Vì thế hiện nay đã xuất hiện nhiều sơ đồ siêu dữ liệu khác nhau với quy định ngữ nghĩa riêng của mình.

2.3.1. Sơ đồ dữ liệu (Metadata scheme): Là tập hợp những yếu tố siêu dữ liệu được thiết kế cho mô tả một dạng tài nguyên thông tin cụ thể. Như vậy siêu dữ liệu là sơ đồ hình thức được xác định để mô tả tài nguyên thông tin cho đối tượng số hoặc không số. Thí dụ tập hợp yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core có sơ đồ bao gồm 15 yếu tố để mô tả tài nguyên thông tin. Các nhà khoa học nhân văn đã xây dựng sơ đồ TEI (Text Encoding Initiative) để thống nhất tập hợp các yếu tố để mô tả tài liệu số đưa lên mạng hoặc đưa vào CSDL số. Các nhà lưu trữ tài liệu điện tử thì khuyến nghị sử dụng sơ đồ EAD (Encoded Archival Description: tham khảo: http://www.loc.gov/ead/) do họ đề xuất để thống nhất khổ mẫu cho lưu trữ tài liệu điện tử

2.3.2. Ngữ nghĩa (Semantics) : Định nghĩa các yếu tố hoặc ý nghĩa đực gán cho các yếu tố siêu dữ liệu thì được gọi là ngữ nghĩa của sơ đồ. Mỗi sơ đồ siêu dữ liệu có ngữ nghĩa và cú pháp được quy định riêng. Ví dụ bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core chỉ có 15 yếu tố, trong đó yếu tố “Creator” – dùng để xác định là tác giả của tài liệu, hoặc yếu tố “Title” – được hiểu là nhan đề của tài liệu.

2.3.3. Nội dung (Content): Giá trị (dữ liệu) của từng yếu tố được gọi là nội dung. Đó chính là giá trị của mỗi yếu tố siêu dữ liệu. Nhờ các sơ đồ dữ liệu, các chương trình xử lý tự động sẽ nhận biết đoạn dữ liệu nào sẽ thuộc thành phần nào, chẳng hạn đoạn dữ liệu này được nhân biết là nhan đề, đoạn dữ liệu kia được nhận biết là tác giả của tài liệu.

3. Dublin Core Metadata

(Tham khảo: http://dublincore.org/)

3.1. Giới thiệu

Dublin Core Metadata là một trong những sơ đồ yếu tố siêu dữ liệu phổ biến và được nhiều người biết đến. Bộ yếu tố này được hình thành lần đầu tiên vào năm 1995 bởi Sáng kiến Yếu tố Siêu dữ liệu Dublin Core (Dublin Core Metadata Element Initiative). Tập hợp yếu tố siêu dữ liệu này được gọi là “cốt lõi” (core) vì nó được thiết kế đơn giản và chỉ bao gồm 15 yếu tố mô tả cốt lõi nhất (trong khi Marc21 có hơn 200 trường và rất nhiều trường con).

Tháng 9/2001 bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core được ban hành thành tiêu chuẩn Mỹ, gọi là tiêu chuẩn “The Dublin Core Metadata Element Set” ANSI/NISO Z39.85-2001. (tham khảo: http://www.niso.org/standards/resources/Z39-85.pdf)

Bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core lúc đầu được thiết kế chủ yếu cho mục đích mô tả. Các yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core có những ưu điểm sau:

+ Tạo lập và sử dụng dễ dàng: cho phép những người không chuyên nghiệp có thể tạo các bản ghi mô tả đơn giản cho các tài nguyên thông tin và truy xuất chúng trên môi trường mạng một cách dễ dàng.

+ Ngữ nghĩa dễ hiểu, sử dụng đơn giản: Việc khai thác thông tin trên mạng internet diện rộng thường gặp trở ngại bởi những sự khác nhau về thuật ngữ và sự mô tả thực tế. Dublin Core Metadata giúp những người dò tìm thông tin không chuyên có thể tìm thấy vấn đề mình quan tâm bằng cách hỗ trợ một tập hợp các phần tử thông dụng mà ngữ nghĩa của chúng được hiểu phổ biến.

+ Phạm vi phổ biến: Tập hợp các phần tử Dublin Core Metadata lúc đầu được phát triển bằng tiếng Anh, nhưng hiện nay nó được câp nhật thêm với khoảng 25 ngôn ngữ khác nhau (phiên bản v1.1)

+ Tính mở rộng: Những nhà phát triển Dublin Core đã cung cấp một cơ chế cho việc mở rộng tập các phần tử Dublin Core, phục vụ nhu cầu khai thác các tài nguyên bổ sung. Các phần từ Metadat từ những tập các phần tử khác nhau có thể liên kết với metadata của Dublin Core. Điều này cho phép các tổ chức khác nhau có thể dùng các phần tử Dublin Core để mô tả thông tin thích hợp cho việc sử dụng tài nguyên trên Internet.

+ Giúp nâng cao độ chính xác của định chỉ số

+ Có khả năng liên tác (Interoperability), sử dụng lẫn nhau

+ Mở rộng thuận lợi

 

Mỗi yếu tố Dublin Core được đặt tên (Element Name) và quy định nhãn (label) để sử dụng ghi vào trong thẻ meta. Mỗi yếu tố được định nghĩa cụ thể để mô tả đối tượng và có chú thích rõ ràng.

3.2. Dublin Core Metadata bao gồm 15 yếu tố sau:

1. Nhan đề (Title): Nhan đề của tài liệu

2. Tác giả (Creator): Tác giả của tài liệu, bao gồm cả tác giả cá nhân và tác giả tập thể.

3. Chủ đề (Subject): Chủ đề tài liệu đề cập dùng để phân loại tài liệu. Có thể thể hiện bằng từ, cụm từ/(Khung chủ đề), hoặc chỉ số phân loại/ (Khung phân loại).

4. Tóm tắt (Description): Tóm tắt, mô tả nội dung tài liệu. Có thể bao gồm tóm tắt, chú thích, mục lục, đoạn văn bản để làm rõ nội dung...

5. Nhà xuất bản (Publisher): Nhà xuất bản, nơi ban hành tài liệu có thể là tên cá nhân, tên cơ quan, tổ chức, dịch vụ...

6. Tác giả phụ (Contributor): Tên những người cùng tham gia cộng tác đóng góp vào nội dung tài liệu, có thể là cá nhân, tổ chức...

7. Ngày tháng (Date): Ngày, tháng ban hành tài liệu. Có thể dùng chuẩn ISO 8601 (http://www.w3.org/TR/NOTE-datetime)

8. Loại (kiểu) (Type): Mô tả bản chất của tài liệu. Dùng các thuật ngữ mô tả phạm trù kiểu: trang chủ, bài báo, báo cáo, từ điển...

9. Khổ mẫu (Format): Mô tả sự trình bày vật lý của tài liệu, có thể bao gồm; vật mang tin, kích cỡ độ dài, kiểu dữ liệu (.doc, .html, .jpg, xls, phần mềm....)

Tham khảo chuẩn MIME tại: http://www.utoronto.ca/webdocs/HTMLdocs/Book/Book-3ed/appb/mimetype.html

10. Định danh (Identifier): Các thông tin về định danh tài liệu, các nguồn tham chiếu đến, hoặc chuỗi ký tự để định vị tài nguyên: URL (Uniform Resource Locators) (bắt đầu bằng http://), URN (Uniform Resource Name), ISBN (International Standard Book Number), ISSN (International Standard Serial Number), SICI (Serial Item & Contribution Identifier), ...

11.Nguồn (Resource): Các thông tin về xuất xứ của tài liệu, tham chiếu đến nguồn mà tài liệu hiện mô tả được trích ra/tạo ra, nguồn cũng có thể là: đường dẫn (URL), URN, ISBN, ISSN...

12. Ngôn ngữ (Language): Các thông tin về ngôn ngữ, mô tả ngôn ngữ chính của tài liệu: Có thể sử dụng chuẩn ISO 639 ( tham khảo http://www.w3.org/WAI/ER/IG/ert/iso639.htm) để mô tả ngôn ngữ cho tài liệu.

13. Liên kết (Relation): Mô tả các thông tin liên quan đến tài liệu khác. có thể dùng đường dẫn (URL), URN, ISBN, ISSN...

14. Diện bao quát (Coverage): Các thông tin liên quan đến phạm vi, quy mô hoặc mức độ bao quát của tài liệu. Phạm vi đó có thể là địa điểm, không gian hoặc thời gian, tọa độ...

15. Bản quyền (Right): Các thông tin liên quan đến bản quyền của tài liệu

 

 

3.3. Cú pháp của Dublin Core

Các phần tử Dublin Core được chèn vào phần giữa các thẻ (tags) <HEAD> và </HEAD>. Cú pháp chung nhất cho Dublin Core như sau:

<meta name= “nhãn trường”> content= “giá trị trường”>

Chú ý: Mỗi phần tử có thể tùy chọn và có thể lặp, trong một thẻ meta có thể chứa nhiều thuộc tính , mỗi thuộc tính được cách nhau bằng dấu “;”.

Ví dụ:  Một biểu ghi Dublin Core hoàn chỉnh được gắn vào ngôn ngữ HTML có dạng như sau:

 

<HTML>

<HEAD>

<TITLE>Tài liệu điện tử</TITLE>

<META NAME="DC.TITLE" CONTENT = "Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam">

<META NAME="DC.CREATOR" CONTENT = "Nguyễn Duy Thái">

<META NAME="DC.SUBJECT" CONTENT="Vốn đầu tư">

<META NAME="DC.SUBJECT" CONTENT="FDI">

<META NAME="DC.SUBJECT" CONTENT="Đầu tư nước ngoài">

<META NAME="DC.SUBJECT" CONTENT="ASEAN">

<META NAME="DC.SUBJECT" CONTENT="Q9(5)-56">

<META NAME="DC.DESCRIPTION" CONTENT="Luận án tiến sĩ Kinh tế. Chuyên ngành Kinh tế chính trị TBCN. Mã số: 5.02.02: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với nền kinh tế các nước ASEAN và những kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN. Vận dụng kinh nghiệm của các nước ASEAN vào Việt Nam">

<META NAME= “DC.PUBLISHER” CONTENT= “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”>

<META NAME="DC.DATA" CONTENT = "1999">

<META NAME="DC.TYPE" CONTENT = "Luận án tiến sĩ">

<META NAME="DC.FORMAT" CONTENT = "Văn bản/pdf(.pdf)">

<META NAME="DC.IDENTIFIER" CONTENT="http://www.nlv.gov.vn/dlib/L6746.pdf ">

<META NAME="DC.RESOURCE" CONTENT = "Luận án tiến sĩ toàn văn">

<META NAME="DC.RESOURCE" CONTENT = "http://www.nlv.gov.vn/dlib/">

<META NAME="LANGUAGE" CONTENT = "vie">

.........

<BODY> Nội dung toàn văn...(thẻ này dùng cho các dữ liệu metadata được nhúng sẵn vào tài nguyên). Nội dung này sẽ được hiển thị trên trình duyệt, còn các thẻ metadata đã được biên mục ở trên sẽ không xuất hiện trong suốt phần định dạng hay hiển thị thông tin cũng như in ấn, nó chỉ có tác dụng đối với các máy chủ tìm kiếm. Các máy chủ đó sẽ đọc được các thông tin bên trong thẻ meta đó là lấy ra nội dung theo yêu cầu tìm kiếm.

</BODY>

</HEAD>

</HTML>

 

 

3.4. Dublin Core và Marc 21: Tham khảo

( http://www.loc.gov/marc/dccross_199911.html)

 

Stt

Dublin Core

Marc 21

  1.  

Nhan đề

(Title)

245 00$a

  1.  

Tác giả

(Creator)

700 1#$a: Tác giả cá nhân | $eVai trò

710 2#$a: Tác giả tập thể | $eVai trò

711 2#$a: Hội nghị, hội thảo | $eVai trò

  1.  

Chủ đề

(Subject)

653 ##$a (Thuật ngữ chủ đề không kiểm soát

650 #7$a (Thuật ngữ chủ đề có kiểm soát) | $2Nguồn

  1.  

Mô tả (Description)

520 ##$a: Mô tả tóm tắt nội dung tài liệu

505 0#$a: Phụ chú nội dung được định dạng

  1.  

Nhà xuất bản (Publisher)

260 ##$b (Nhà xuất bản, phát hành, in ấn...)

700 1#$a (Tiêu đề bổ sung – Tên cá nhân) | $eNhà xuất bản

710 2#$a (Tiêu đề bổ sung – Tên tổ chức) | $eNhà xuất bản

711 2#$a (Tiêu đề bổ sung – Tên hội nghị, hội thảo) | $eNhà xuất bản

  1.  

Tác giả phụ (Contributor)

720##$a (Tiêu đề bổ sung – Tên/tên không kiểm soát): tên người, tên tổ chức |  $eThông tin về trách nhiệm liên quan

700 1#$a(Tiêu đề bổ sung – Tên cá nhân) | $eThông tin trách nhiệm

710 2#$a(Tiêu đề bổ sung – Tên tổ chức) | $eThông tin trách nhiệm

711 2#$a (Tiêu đề bổ sung – Tên hội thảo, hội nghị) | $eThông tin trách nhiệm

  1.  

Ngày tháng (Date)

260 ##$g (Ngày in, ngày sản xuất)

  1.  

Loại tài liệu (Type)

655 #7(Thuật ngữ chủ đề - Thể loại/hình thức | $2Nguồn của thuật ngữ

  1.  

Mô tả vật lý (Format)

856 ##$qVị trí và kiểu truy cập

300 ##$a Mô tả vật lý

  1.  

Định danh (Identifier)

024 8#$a(Các số/mã nhận dạng chuẩn khác)

856 40$u(Định danh tài nguyên thống nhất): URI (Uniform Resource Identifier)

020 ##$a (ISBN: International Standard Book Number)

022 ##$a (ISSN: International Standard Serial Number)

  1.  

Nguồn gốc (Source)

786 0#$o (Nguồn dữ liệu/Phụ chú)

URI: 786 0#$o (Nguồn dữ liệu/Chỉ số nhận dạng khác)

  1.  

Ngôn ngữ (Language)

546 ##$a (Phụ chú ngôn ngữ)

041$4 (Mã ngôn ngữ: ISO 639-2)

  1.  

Liên kết (Relation)

787 0#$n (Quan hệ không đặc thù/ Phụ chú)

URI: 787 0#$o (Quan hệ không đặc thù/ chỉ số nhận dạng khác)

776 0#$n (Hình thức vật lý bổ sung/ Phụ chú)

776 0#$o (Hình thức vật lý bổ sung/ Chỉ số nhận dạng khác)

  1.  

Diện bao quát (Coverage)

500$a (Phụ chú chung)

522##$aKhông gian (Phụ chú diện bao quát về địa lý)

513##$bThời gian (Phụ chú dạng báo cáo và thời kỳ được nói tới)

  1.  

Bản quyền (Rights)

540 ##$a (Phụ chú điều kiện sử dụng và tái bản)

URL: 856 42$u (Địa chỉ điện tử và truy cập/Vị trí tài nguyên thống nhất) | $3Đặc tả tài liệu

 

 

3.5. Tham khảo bảng map (ánh xạ) giữa Dublin Core và UNIMARC tại http://www.ifla.org/IV/ifla64/138-161e.htm


 

Tài liệu tham khảo

 

1. Cao Minh Kiểm: Siêu dữ liệuKhái niệm và phân loại (Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia)

http://www.vista..gov.vn/

2. XML – Ngôn ngữ Web thế hệ kế tiếp (PC World VN 10/1999)

http://www.echip.com.vn/echiproot/weblh/suutam/2000/pcworld/1099/xml/xml.htm

3. Dublin Core Metadata:

http://dublincore.org/

4. Metadata & Dublin Core: http://dublincore.org/documents/usageguide/#whatismetadata

5. XML

http://www.xml.com/pub/a/98/10/guide0.html?page=2#AEN63)

http://www.w3.org/TR/REC-xml/

6. Bảng so sánh nhãn trường Dublin Core và Marc 21

(http://www.loc.gov/marc/dccross_199911.html)

7. Gail Hodge: Matadata made Simpler:

http://www.niso.org/news/Metadata_simpler.pdf

8. Dublin Core và UNIMARC

 http://www.ifla.org/IV/ifla64/138-161e.htm

9. Wendy A. Sistrunk (University of Missouri): Metadata - An overview with examples

http://s.faculty.umkc.edu/sistrunkw/What#What

10. User Guidelines for Dublin Core Creation: http://www.sics.se/~preben/DC/DC_guide.html

 + MARC:

Bài 1:(MARC)

Ứng dụng MARC21 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Th.s. NGUYỄN THỊ THANH VÂN

Thư viện Quốc gia

 

Trong những năm qua các thư viện và các cơ quan thông tin ở Việt Nam đã xây dựng rất nhiều CSDL nhưng những CSDL này bước đầu chỉ phục vụ hoạt động tra cứu nội bộ không có khả năng tích hợp, trao đổi vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong chia sẻ nguồn lực thông tin và trao đổi quốc tế. Một trong vấn đề đặt ra là phải chuẩn hóa hoạt động biên mục cụ thể là thống nhất xây dựng mục lục đọc máy. Ngày 22-23/11/2001 tại Trung tâm Thông tin Tư liệu và Công nghệ Quốc gia các thư viện Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc gia “Xây dựng khổ mẫu MARC Việt Nam”. Tại hội thảo này các thư viện Việt Nam đã đi đến thống nhất áp dụng khổ mẫu MARC21 để xây dựng MARC Việt Nam. Việc các thư viện Việt Nam đi đến thống nhất lựa chọn khổ mẫu MARC21 để xây dựng khổ mẫu biên mục quốc gia Việt Nam là một quyết định quan trọng và đúng đắn.

Từ tháng 11/2003 Thư viện Quốc gia được trang bị phần mềm Ilib với các mô đun cơ bản: bổ sung, biên mục, lưu thông, quản lí kho, opac, quản trị hệ thống do công ty máy tính CMC cung cấp. Khi sử dụng phần mềm này đồng thời thư viện cũng tiến hành sử dụng khổ mẫu MARC21 để biên mục. Trước khi sử dụng Thư viện quốc gia phối hợp với công ty CMC và ông Vũ Văn Sơn mở các lớp tập huấn sử dụng MARC 21 theo tài liệu hướng dẫn “ Kiến thức cơ bản về MARC21” do CMC biên soạn năm 2001, và  “Tài liệu tập huấn biên mục theo MARC21” do ông Vũ Văn Sơn biên soạn năm 2003, “MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục” do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia dịch và xuất bản năm 2005. Hiện nay toàn bộ  hơn 200 nghìn biểu ghi của Thư viện đã chuyển đổi sang khổ mẫu MARC 21.

Khi tiến hành sử dụng MARC21 với phần mềm mới chúng tôi cải tiến qui trình xử lí sách để khâu xử lí đi theo đường thẳng bằng cách tách xử lí tài liệu thành hai bộ phận : Bộ phận xử lí hình thức và bộ phận xử lí nội dung. Sản phẩm thư mục quốc gia được xử lí và in ấn ngay ở khâu đầu dây (bộ phận xử lí hình thức) không phải qua phòng xử lí nội dung và phòng máy tính do vậy rút ngắn thời gian xuất bản thư mục quốc gia. Ở khâu xử lí hình thức (mô tả thư mục) chúng tôi nhập thẳng sách vào máy không qua tờ khai kể cả sách tiếng Việt và sách tiếng nước ngoài với các trường dữ liệu từ 00X đến 5XX theo các qui định của MARC21 cụ thể như sau:

Đối với tài liệu dạng sách

[ #] [ #]020  $c Giá tiền

                     $d Số lượng bản

[#] [#]041     $a  Mã ngôn ngữ

[#] [#]084     $a  Kí hiệu phân loại

                                 $b Chỉ số cutter (mã cutter theo tên sách)

                                 $2 Nguồn phân loại

[   ] [  ]110    $a Tác giả tập thể

[   ] [  ]242    $a Dịch tên sách

[   ] [  ]245    $a Tên sách

                                 $b Phụ đề

                      $c Thông tin về trách nhiệm

[ #] [ #]250   $a Lần xuất bản

                     $b Thông tin khác về xuất bản

[#] [#]260     $a Nơi xuất bản

                     $b Nhà xuất bản

                     $c Năm xuất bản

[#] [#]300     $a Số trang

                     $b Các chi tiết vật lí khác

                     $c Kích thước

                     $e Tài liệu kèm theo

[ ] [#]490   Tùng thư

                   $a  Thông tin về tùng thư

                   $v   Số thứ tự tập

 [# ] [#]500  Phụ chú chung

                                $a

 [# ] [#]504             Phụ chú thư mục 

                                $a 

Đối với sách tiếng nước ngoài cấu trúc các trường cũng giống như sách Việt nhưng có thêm trường 242 dịch tên sách và trường 020 chỉ số ISBN (thay vào vị trí giá tiền và số lượng bản của sách Việt)                 

Ở khâu mô tả nội dung chúng tôi phải biên soạn worksheet nhập tin, cán bộ xử lí nội dung xử lí trên worksheet sau đó người nhập máy gọi trên máy theo số lưu chiểu (đối với sách Việt), theo số đăng kí cá biệt (đối với sách ngoại) để nhập tiếp phần nội dung cụ thể với các trường và chỉ thị như  sau:

[#] [#]084$a Chỉ số phân loại

                      $b Chỉ số cutter (Mã cutter theo tên sách)

                      $2 Nguồn phân loại

[#] [#]520$a  Tóm tắt

[#] [7]600Từ khóa nhân vật

                  $a Họ tên nhân vật

                  $c Chức danh

                  $y Năm sinh năm mất

                  $z Địa lí

                  $2 Nguồn

[ ] [ ]610 Từ khóa tên cơ quan tổ chức tổ chức

[2] [7]                 $a Tên cơ quan viết theo trình tự thuận (KL)

[1] [7]                 $a Tên pháp lí (đơn vị hành chính lãnh thổ) (KL)

                                       $b Tên cơ quan tổ chức trực thuộc (L)

                           $2 Nguồn

[  ] [  ]611 Từ khóa tên hội nghị 

                                                $a Tên hội nghị hoặc tên pháp quyền (KL)

                                                $c  Địa điểm hội nghị (KL)

                                                $d  Năm tổ chức hội nghị (KL)

                                                $e Đơn vị trực thuộc (L)

                               $2  Nguồn

[#] [7]650 Từ khóa chủ đề

                                                $a Từ khóa chủ đề

                                                $2 Nguồn

[#] [7]651 Từ khóa địa danh

                                                $a Từ khóa địa danh

                                                $2 Nguồn

[#] [#]653 Từ khóa tự do (những từ khoá không có trong Bộ từ khoá)

[#] [7]655 Từ khóa hình thức tài liệu

                                                $a Từ khóa hình thức

                                                $2 Nguồn

[  ] [  ]700 Tác giả cá nhân

[1] [#]                     $a Tên tác giả mô tả theo họ

[0] [#]                     $a Tên tác giả mô tả theo tên

                                                $e Vai trò

[  ][  ]710 Tác giả tập thể

[1] [#]                     $a Tên pháp quyền (KL)

[2] [#]                     $a Tên theo trật tự thuận (KL)

                                                $b Tên đơn vị trực thuộc (L)

                                                $e Vai trò

                                 

Ngoài ra bộ phận xử lí còn phân loại tập trung theo bảng phân loại  19 lớp do Thư viện Quốc gia biên soạn cho các thư viện tỉnh, thành trong hệ thống thư viện công cộng, do vậy lập thêm trường (901 $a) và một số trường cục bộ khác: trường in phích (920), trường đặc điểm tài liệu (941 $a), (941$b),  910$b- Người nhập máy, 910$c- Người hiệu đính, 910$h Người xử lí v.v…

920 In phích

[1] [#]                     $a In phích theo tên

[0] [#]                     $a In phích theo họ

941$a Dịch Nhật Bản

910$b Người nhập máy$cNgười hiệu đính$h Người xử lí

Riêng kí hiệu kho đối với sách Việt, ngoại, luận án đều do khâu xử lí hình thức nhập, khi chuyển sang cho bộ phận xử lí nội dung kí hiệu này không hiển thị ở fom nhập dữ liệu để tránh không sửa chữa vào trường này

Ví dụ cụ thể 1 biểu ghi sách Việt:

[#] [#]020$c7000đ.

                 $d 1000b.

[1] [#]041$a vie

[#] [#]084 $a V6(5Trq)7-46

                 $b D307K

                 $2 bbk

[1] [#]100$aPhạmThạc

[1] [#]245$a Diệp Kiếm Anh trong thời kỳ phi thường 1966-1976

                $c Phạm Thạc ; Dương Quốc Anh biên dịch

[#] [#]260$a H.

                 $bVăn hóa Thông tin

                 $c  2004

 [#] [#]300$a 697 tr.

                 $c 21 cm

[#] [#]520$a Viết về nguyên soái Diệp Kiếm Anh người Mác xít kiên định với ý chí cách mạng vững vàng, đóng vai trò lớn trong việc cùng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và các bậc lão thành đứng đầu sóng gió, tiến hành cuộc đấu tranh với hai tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh, đưa ra những quyết sách chiến lược đập tan “bè lũ bốn tên” kết thúc “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc                         

[#] [7]650$a Văn học hiện đại

                      $2Bộ TK TVQG

[#] [7]651$a Trung Quốc

                       $2 Bộ TK TVQG

[#] [#]653$a Diệp Kiếm Anh (1897-1986), nguyên soái, Trung Quốc

[#] [7]655$a Truyện kí

                      $2 Bộ TK TVQG

 [0] [#]700$a Dương Quốc Anh

                       $e biên dịch

[#] [#]852 $j W04.3491- W04.3493

                901$a N(414)4=V

[0] [#]920$a Phạm Thạc

                930$a 159068 (số lưu chiểu)

                941$adịch Trung Quốc

910$bThu Ba$cVân $hTâm

 Ví dụ cụ thể 1 biểu ghi sách tiếng Anh

020[# ][ #]$a 9289013702

041[# ][ #]$a eng

084[# ][ #]$a N110.9(4)z6

                 $b

                 $2bbk

242[  ][  ]  $aTập bản đồ y tế ở Châu Âu

245[ 0][ 0 ]$a Atlas of health in Europe

260[# ][ #]$a Geneva

                       $b WHO

                       $c 2003

300[# ][ #]$a 112 p.

                       $b Bản đồ

                       $c 21cm.

520[# ][ #]$aTập bản đồ thống kê số liệu các quốc gia châu Âu về dân số, tỉ lệ sinh sản, cuộc sống, tỉ lệ tử vong và nguyên nhân tử vong, bệnh tật, hệ thống bệnh viện, lối sống, môi trường sống, chăm sóc y tế

650[# ][ 7 ]  $a Y tế

                                S2 Bộ TK TVQG

650[# ][ 7 ] $a Sức khoẻ

                                S2 Bộ TK TVQG

650[# ][ 7 ] $a Dân số

                                S2 Bộ TK TVQG

651[# ][ 7 ]  $a Châu Âu

                                S2 Bộ TK TVQG

655[# ][ 7 ]  $a Bản đồ

                                S2 Bộ TK TVQG

Đối với tài liệu Luận án tiến sĩ khoa học chúng tôi đang tiến hành chuyển đổi dữ liệu từ ISIS sang ILIB và nhập mới chậm hơn so với sách bắt đầu từ tháng 6/2005. Fom chuyển đổi tương ứng với các trường của MARC21

                                Ví dụ cụ thể một biểu ghi luận án

084[# ][ #]$a M873.325.8

100[ 1 ][ #]$a Nguyễn Thị Khanh

242[   ][    ]$aTên luận án dịch ra tiếng Việt

245[ 0 ][ 0] $a Chế phẩm vi sinh Biolactyl trong khống chế hội chứng tiêu chảy lợn con

                                $b Luận án PTS  KH Nông nghiệp : 4.02.01

                                $c Nguyễn Thị Khanh

260[ ][ ]$c1994 (Năm hoàn thành)

300[ #][  # ] $a 132 tr.

                                $c 32cm

$e 1 bản tóm tắt

502[ #  ][  # ]$aH.,Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam (Nơi bảo vệ), 1994 (Năm bảo vệ)

504[  # ][ # ]$a Thư mục cuối chính văn

520[  # ][ #]$a Giám định một số chủng Lactic đặc hiệu để chế phẩm sinh học Biolactyl có hiệu quả cao trong khống chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Xây dựng quy trình phòng chống hội chứng tiêu chảy có hiệu quả trong các cơ sở chăn nuôi lợn nái ở Việt Nam

650[#  ][ 7 ]$a Lợn con

                                S2 Bộ TK TVQG

650[#  ][ 7 ]$a Lợn nái

                                S2 Bộ TK TVQG

650[#  ][ 7 ]$a Tiêu chảy

                                S2 Bộ TK TVQG

650[ # ][ 7 ]$a Chế phẩm sinh học

S2 Bộ TK TVQG

653[# ][#]$a Biolactyl

852[ # ][ #]$j L4224

920[ 1 ][ #] $a Nguyễn Thị Khanh

941[ # ][ #] $aPTS hoặc TS và TSKH

                    $bViệt Nam

            *Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng :

Thuận lợi:

+ MARC 21 là một khổ mẫu tích hợp có thể dùng chung cho các loại hình tài liệu thư viện không phải thiết kế các mẫu nhập tin khác nhau, mà chỉ cần thêm bớt các trường dữ liệu đặc thù cho phù hợp; Khả năng chia sẻ và sử dụng các biểu ghi thư mục giữa các thư viện với nhau được dễ dàng không chỉ giữa các thư viện trong nước mà cả với thư viện nước ngoài

+ Tài liệu khổ mẫu MARC21 rút gọn xuất bản 2005 có bổ sung một số công cụ hỗ trợ tạo thống nhất cho người biên mục: danh mục mã ngôn ngữ theo tiêu chuẩn ISO 639-2; mã nước theo tiêu chuẩn ISO 3166; từ và cụm từ viết tắt dùng trong biên mục; nguồn hệ thống phân loại, thuật ngữ

Khó khăn:

+ Một số vấn đề về tiêu đề mô tả hình thức (đối với sách)  theo qui tắc mô tả của Việt Nam khi chuyển sang biên mục trên MARC21 không biết xếp vào đâu cho đúng với qui tắc biên mục của Việt Nam như tài liệu pháp luật, tài liệu tiêu chuẩn …

+ Đối với tài liệu luận án khoa học trước kia theo isis  cơ quan bảo vệ thường để sau vùng thông tin về trách nhiệm sau dấu gạch xiên nay chuyển sang MARC21 lại để ở phần phụ chú như vậy sẽ ảnh hưởng đến các vị trí trong  mô tả trên phiếu mục lục truyền thống. Mặt khác, theo qui tắc mô tả của Việt Nam và của MARC21 có sự khác nhau về mô tả vị trí giữa nơi, năm hoàn thành luận án và nơi, năm bảo vệ.

+ Trong MARC 21 rút gọn xuất bản 2005 có ví dụ mô tả luận văn nhưng chưa có sự phân biệt rõ ràng và còn trùng lặp giữa trường 260 và 502. Đây là dạng tài liệu không công bố nên không có nhà xuất bản nhưng trong ví dụ tại trường 260$b ghi [K.nh.x.b.]

+ Giữa mã tên nước, mã ngôn ngữ in trong phụ lục của MARC 21 rút gọn và của chuẩn MARC21 không giống nhau sẽ dẫn đến việc không thống nhất trong biên mục gây khó khăn cho người biên mục

Trên đây là một vài ý kiến nhận xét mang tính cá nhân trong quá trình biên mục theo MARC21 trên phần mềm Ilib tại TVQG.

Bài 2:(MARC)

Một số suy nghĩ về việc ứng dụng khổ mẫu Marc 21 trong việc lưu giữ và trao đổi tài nguyên thông tin

Hoạt động thông tin được hiểu là hoạt động dữ liệu số có lẽ không còn xa lạ đối mọi người hôm nay. Trên báo Tuổi trẻ điện tử có hẳn một mục gọi là nhịp sống số. Điều đó đã chứng minh sự gần gũi về dữ liệu số đối với chúng ta hôm nay. Nhưng đó là mặt diện của bề rộng, còn chiều sâu của nó là vấn đề quan hệ qua lại giữa các yếu tố như: Tác giả (kể cả các thành viên tạo ra một tài liệu; một sản phẩm thông tin). ấn phẩm trước khi in (Tài liệu hội thảo; Bản thảo của các tác phẩm hoặc các công trình, dự án, đề tài; Thư điện tử; Các thông tin không chính thức khác); Các nhà xuất bản (kể cả cơ quan không làm nhiệm vụ xuất bản); Bài báo chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo; Cơ sở dữ liệu (CSDL); sách; Các dịch vụ tóm tắt và đánh chỉ số; Cán bộ thư viện và thư viện; Hiệu sách; người đăng ký mua nhỏ lẻ. Bạn đọc như thế nào, tổ chức miêu tả, tổ chức nhập liệu ở máy tính; tổ chức lưu giữ ra sao? thì chúng ta chưa quan tâm một cách đầy đủ và toàn diện để mỗi biểu ghi tài liệu được thống nhất trong lưu giữ, và từ sự thống nhất này chúng ta mới có thể chia sẻ các thành quả cho nhau được.

Với tính chất quan hệ dữ liệu thông tin trên, chúng tôi xin nêu một số suy nghĩ về việc ứng dụng khổ mẫu MARC21 trong việc lưu giữ và trao đổi tài nguyên thông tin. Nội hàm tài nguyên thông tin  được hiểu là:

  • Dữ liệu thư mục  là một tập hợp các tên tài liệu, mà mỗi tên tài liệu được miêu tả tóm tắt bằng 8 yếu tố miêu tả theo chuẩn miêu tả thư mục quốc tế (Tên tác giả; tên tài liệu; số lần xuất bản; các chi tiết xuất bản; đặc điểm số lượng trang; thư mục; phụ chú; tóm tắt nội dung) vào một biểu ghi.
  • Cơ sở dữ liệu toàn văn (full-text) gọi tài liệu số hay tài liệu kỹ thuật số (sách, tạp chí, tin bài, luận án, tiểu luận, văn bản…) bao gồm các loại chủ yếu:
    • Dữ liệu hình ảnh: Tất cả các hình ảnh được lưu trữ dưới dạng số theo các định dạng khác nhau
    • Dữ liệu đồ họa: Tất cả tài liệu có tính chất trực quan hình học như đồ họa, thiết kế, bản vẽ…
    • Dữ liệu văn bản: Tất cả các loại văn bản được lưu trữ dưới dạng số theo các định dạng khác nhau
    • Chương trình máy tính: Có 2 loại phần mềm cơ bản:

<!--[if !supportLists]-->-Hệ điều hành (Operating System Software)

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Phần mềm ứng dụng (Application Software)

   Với nội hàm tài nguyên thông tin nêu trên chúng ta cũng cần phải có quy định một số chuẩn thống nhất để ứng dụng cho công tác biên mục theo khổ mẫu MARC21 như sau:

1.-Thống nhất cách tổ chức áp dụng biên mục tài liệu thông tin theo chuẩn MARC

  • Phân định loại hình tài liệu thông tin. Bởi vì mỗi một loại hình nó có kết cấu riêng của nó, và tất yếu khổ mẫu biên mục theo MARC cũng sẽ áp dụng theo từng loại hình tài liệu thông tin, cụ thể: Sách; Báo, tạp chí; Tệp máy tính; Tranh, ảnh, bích chương; Bản đồ; Vi phim; Phim điện ảnh, băng ghi hình; Văn bản hành chính; Băng ghi âm; Mô hình, tượng; Thông tin cộng đồng
  • Áp dụng các khổ mẫu MARC để hỗ trợ cho công tác biên mục, lưu giữ và trao đổi tài nguyên thông tin như:
    • MARC21 format for classifcation data (khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu phân loại) để phục vụ cho công việc tích hợp dữ liệu theo hệ thống chuyên đề
    • MARC21 format for holdings data (khổ mẫu Marc 21 cho dữ liệu về vốn tư liệu) để tổ chức hệ thống kho lưu giữ kho dữ liệu
    • MARC21 format for community information (khổ mẫu Marc 21 cho thông tin cộng đồng) để tổ chức quản lý con người và phương tiện sinh hoạt, nơi ở của con người
    • MARC code list for countries (Danh mục mã nước) để xác định nguồn gốc biểu ghi thư mục tài liệu thông tin của nước nào
    • MARC21 code list for geographic areas (Danh mục mã các khu vực địa lý) để xác định nguồn gốc xuất bản tài liệu
    • MARC code list for languages (Danh mục mã ngôn ngữ) để xác định ngôn ngữ chính văn của tác phẩm
    • USMARC code list organizations (Danh mục mã các tổ chức) để xác định cơ quan biên mục và quản lý nguồn thư mục
  • Về khổ mẫu biên mục cho MARC21 theo chúng tôi nên thống nhất tạo ra  9 khổ mẫu cụ thể như sau:

1. Mẫu worksheet nhập tài liệu  ( sách )

2. Mẫu worksheet nhập tài liệu nhiều kỳ

3. Mẫu worksheet nhập âm nhạc, nhạc

4. Mẫu worksheet nhập bản đồ, tập bản đồ, quả địa cầu

5. Mẫu worksheet nhập ấn phẩm điện ảnh, băng từ

6. Mẫu worksheet nhập file máy tính

7. Mẫu worksheet nhập trực quan

8. Mẫu worksheet nhập văn bản tổng hợp

9. Mẫu worksheet nhập thông tin cộng đồng

  • Về quy trình ứng dụng biên mục biểu ghi thư mục cho một tài liệu thông tin được đi theo các trình tự như sau:

* Một là tác giả của tài liệu thông tin (kể cả các thành viên tạo ra một tài liệu; một sản phẩm thông tin): Khi tác giả hoàn thành bản thảo một tác phẩm; một công trình; một bản tham luận; một bài báo chuyên đề… gửi đến nhà xuất bản hoặc tòa soạn hoặc cơ quan tổ chức hội thảo; thì tự tác giả phải khai báo thư mục tài liệu thông tin (bản thảo) đó theo mẫu worksheet trên máy tính và gửi kèm cùng một lúc với bản thảo đến cơ quan dự định xuất bản hoặc in ấn. Ví dụ mẫu worksheet như sau:

Mẫu worksheet 1 :Tác giả tự  nhập các trường 100; 245; 300; 520

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

100

Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường

245

Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường    

300

Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo

520

Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo       

650

Tác giả tự nhập chủ đề chính của tài liệu bản thảo

           

* Hai là các nhà xuất bản hoặc cơ quan cấp phép xuất bản: Khi cơ quan xuất bản hoặc cấp giấy phép xuất bản nhận bản thảo tác phẩm có kèm theo file ISO (khai báo worksheet) hoặc đĩa mềm có chứa file ISO (khai báo worksheet) thì nhập file iso vào Cơ sở dữ liệu thư mục quản lý xuất bản và tiếp tục hiệu đính biên mục như sau :

 

Cũng mẫu worksheet 1: Cơ quan xuất bản hoặc cấp phép xuất bản phải nhập trường 017, 020; 028; 041; 043; 250; 260; 561

 

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

016

Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục Quốc gia        

017

Cơ quan xuất bản nhập số đăng ký bản quyền

020

Cơ quan xuất bản nhập  giá tiền và số lượng bản in; só tiêu chuẩn ISBN        

028

Cơ quan xuất bản nhập số giấy phép bản in   

041

Cơ quan xuất bản nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin         

043

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của cơ quan xuất bản

052

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của  Tác giả

100

Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường

245

Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường

250

Cơ quan xuất bản nhập thông tin về lần xuất bản

260

Cơ quan xuất bản nhập địa chỉ của nhà xuất bản; tên nhà xuất bản; năm xuất bản tài liệu thông tin đó           

300

Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo

520

Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo

561

Cơ quan xuất bản nhập quyền sở hữu và lịch sử bảo hộ bản quyền tác giả

650

Tác giả tự nhập chủ đề của tài liệu bản thảo      

                        

* Ba là Thư viện Quốc gia : Khi các nhà xuất bản nộp tài liệu lưu chiểu cho Thư viện Quốc gia thì nộp luôn file ISO của  tài liệu đó. Trường hợp không có file ISO thì Thư viện Quốc gia có thể vào CSDL quản lý xuất bản của nhà xuất bản để tải file ISO về thư viện và nhập vào CSDL tài nguyên của Thư viện Quốc gia. Riêng các tài liệu do thư viện tỉnh biên mục cũng theo chuẩn biểu ghi thư mục MARC và chuyển ISO về Thư viện Quốc gia. Và Thư viện Quốc gia tiếp tục biên mục hiệu đính như sau:

 

Cũng mẫu worksheet 1 :của Cơ quan xuất bản hoặc cấp phép xuất bản Thư viện Quốc gia tiếp tục nhập tiếp các trường : 001, 003, 006, 007, 008, 010, 013, 082, 153, 600, 650, 651, 700, 800, 850, 852, 856

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

001

Thư viện Quốc gia nhập số kiểm soát biểu ghi  tài nguyên      

003

Thư viện Quốc gia nhập mã nhận dạng kiểm soát

006

Thư viện Quốc gia nhập độ dài cố định của các yếu tố dữ liệu

007

Thư viện Quốc gia  Miêu tả trường vật lý cố định       

008

Thư viện Quốc gia nhập các mã dữ liệu có độ dài cố định     

010

Thư viện Quốc gia nhập số kiểm tra của mục lục nguồn

013

Thư viện Quốc gia nhập thông tin kiểm soát bằng sáng chế    

016

Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục Quốc gia          

017

Cơ quan xuất bản nhập số đăng ký bản quyền

020

Cơ quan xuất bản nhập giá tiền và số lượng bản in; số tiêu chuẩn ISBN 

028

Cơ quan xuất bản nhập số giấy phép bản in

040

Thư viện Quốc gia nhập mã Nguồn CATALOGING của thư viện Quốc gia

041

Cơ quan xuất bản nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin

043

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của cơ quan xuất bản

052

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của Tác giả

082

Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại DDC tổng quát (000, 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900)        

100

Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường

153

Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại chi tiết (sát với nội dung tài liệu)

245

Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

250

Cơ quan xuất bản nhập Thông tin về lần xuất bản (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

260

Cơ quan xuất bản nhập địa chỉ của nhà xuất bản; tên nhà xuất bản; năm xuất bản tài liệu thông tin đó (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

300

Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

520

Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo

561

Cơ quan xuất bản nhập quyền sở hữu và lịch sử bảo hộ bản quyền tác giả

600

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung chủ đề nhân vật

650

Tác giả tự nhập chủ đề của tài liệu bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

651

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung chủ đề địa lý

700

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung tên các thành viên của tác phẩm

800

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung tên tác giả tùng thư

850

Thư viện Quốc gia nhập mã của Thư viện Quốc gia (cơ quan lưu giữ vốn tài liệu).

852

Thư viện Quốc gia thiết lập ký hiệu xếp giá

856

Thư viện Quốc gia thiết lập địa chỉ truy cập    

           

* Bốn là đối với thư viện tỉnh; thư viên chuyên ngành hoặc thư viên cơ sở…Khi các thư viện bổ sung tài liệu mới thì vào CSDL tài nguyên của Thư viện Quốc gia để tải về và hiệu đính biểu ghi thư mục như sau:

 

Cũng mẫu worksheet 1 của Thư viện Quốc gia. Thư viện tỉnh tiếp tục nhập tiếp các trường: 001, 003, 010, 040, 521, 650, 850, 852, 856

 

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

001

Thư viện Quốc gia nhập số kiểm soát biểu ghi  tài nguyên (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính số kiểm soát của thư viện mình)

003

Thư viện Quốc gia nhập mã nhận dạng kiểm soát (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính mã nhận dạng của thư viện mình)

006

Thư viện Quốc gia nhập độ dài cố định của các yếu tố dữ liệu

007

Thư viện Quốc gia  miêu tả trường vật lý cố định

008

Thư viện Quốc gia nhập các mã dữ liệu có độ dài cố định

010

Thư viện Quốc gia nhập số kiểm tra của mục lục nguồn (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính số kiểm tra của thư viện mình)

013

Thư viện Quốc gia nhập thông tin kiểm soát bằng sáng chế       

016

Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục Quốc gia

017

Cơ quan xuất bản nhập số đăng ký bản quyền

020

Cơ quan xuất bản nhập giá tiền và số lượng bản in; số tiêu chuẩn ISBN

028

Cơ quan xuất bản nhập số giấy phép bản in

040

Thư viện Quốc gia nhập mã Nguồn CATALOGING của Thư viện Quốc gia (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính mã nguồn CATALOGING của thư viện mình)

041

Cơ quan xuất bản nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin

043

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của cơ quan xuất bản

052

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của tác giả

082

Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại DDC tổng quát (000, 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900)

100

Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường

153

Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại chi tiết (sát với nội dung tài liệu)

245

 Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

250

Cơ quan xuất bản nhập Thông tin về lần xuất bản (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

260

Cơ quan xuất bản nhập địa chỉ của nhà xuất bản; Tên nhà xuất bản; năm xuất bản tài liệu thông tin đó (Thư viện quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

300

Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

520

Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo

521

Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… nhập đối tượng đọc tài liệu

561

Cơ quan xuất bản nhập quyền sở hữu và lịch sử bảo hộ bản quyền tác giả

600

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung chủ đề nhân vật

650

Tác giả tự nhập chủ đề của tài liệu bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu).(Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… tiếp tục xây dựng thuật ngữ chủ đề cho của thư viện mình)

651

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung chủ đề địa lý

700

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung tên các thành viên của tác phẩm

800

Thư viện Quốc gia nhập bổ sung tên tác giả tùng thư

850

Thư viện Quốc gia nhập mã của Thư viện Quốc gia (cơ quan lưu giữ vốn tài liệu).(Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở.. hiệu đính mã số của thư viện mình)

852

Thư viện Quốc gia thiết lập ký hiệu xếp giá.(Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính kí hiệu xếp giá của thư viện mình)

856

Thư viện Quốc gia thiết lập địa chỉ truy cập. Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính địa chỉ truy cập của thư viện mình)

 

   Riêng những tài liệu xuất bản tại địa phương hoặc của ngành thì khai báo biên mục như biểu ghi biên mục của Thư viện Quốc gia

 

* Năm là Phóng viên : Khi phóng viên hoàn thành một tin bài, thì tự phóng viên đó khai báo thư mục bài báo đó theo mẫu worksheet trên máy tính và gởi kèm cùng một lúc với bản thảo đến tòa soạn. Ví dụ mẫu worksheet như sau:

 

Mẫu worksheet 2 :Tác giả tự nhập trường 100; 245

 

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

100

Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường

245

Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường    

           

* Sáu là Tòa soạn báo : Khi một số báo; số tạp chí sắp phát hành thì tòa soạn phải biên mục biểu ghi theo mẫu worksheet như sau:

 

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

016

Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục quốc gia

028

Tòa soạn nhập Mục (bài báo) Bản quyền - Mã Thanh toán     

020

Tòa soạn nhập số lượng bản in; giá tiền

022

Tòa soạn nhập ISSN = Số hiệu seri Chuẩn của Quốc tế

040

Tòa soạn nhập mã Nguồn CATALOGING của tòa soạn

041

Tòa soạn nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin

043

Tòa soạn nhập mã vùng địa lý của tòa soạn    

052

Tòa soạn nhập  mã vùng địa lý của Tổng biên tập

210

Tòa soạn nhập tên tạp chí, tên báo viết tắt (nếu có)

222

Tòa soạn nhập từ khóa tên tạp chí, tên báo

245

Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường (Tòa soạn hiệu đính các chi tiết còn thiếu)       

247

Tòa soạn nhập tên cũ của  tên tạp chí, tên báo

260

Tòa soạn nhập địa chỉ của tòa soạn; năm xuất bản của báo chí

263

Tòa soạn nhập ngày tháng xuất bản tờ báo hoặc tạp chí

300

Tòa soạn miêu tả khổ báo tạp chí và số lượng trang

310

Tòa soạn nhập số xuất bản hiện hành  

362

Tòa soạn nhập ngày tháng xuất bản đầu tiên hoặc chỉ định tiếp theo

520

Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo

853

Tòa soạn nhập Mẫu và Các đầu đề chương mục hoặc bài báo -- Đơn vị Thư mục Cơ bản

854

Tòa soạn nhập Các mẫu và  đầu đề chương mục hoặc bài báo -- Tài liệu bổ sung       

 

2.-Thống nhất cách tổ chức áp dụng biên mục nơi lưu giữ tài nguyên thông tin theo chuẩn MARC

  • Về ứng dụng các tổ chức lưu giữ tài nguyên được áp dụng cho từng hệ thống kho của thư viện cũng được khai báo cụ thể ở biểu ghi tài liệu thư mục như sau :

 

Cũng mẫu worksheet 1 của Thư viện Quốc gia thì Thư viện tỉnh: Bộ phận biên mục; Bộ phận công tác bạn đọc của thư viên tiếp tục nhập tiếp các trường :

 

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

001

Thư viện Quốc gia nhập số kiểm soát biểu ghi  tài nguyên (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính số kiểm sóat của thư viện mình)

003

Thư viện Quốc gia nhập mã nhận dạng kiểm soát (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính mã nhận dạng của thư viện mình)

006

Thư viện Quốc gia nhập độ dài cố định của các yếu tố dữ liệu

007

Thư viện Quốc gia  Miêu tả trường vật lý cố định

008

Thư viện Quốc gia nhập các mã dữ liệu có độ dài cố định

010

Thư viện Quốc gia nhập Số kiểm tra của mục lục nguồn (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… hiệu đính số kiểm tra của thư viện mình)

013

Thư viện Quốc gia nhập thông tin kiểm soát bằng sáng chế       

016

Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục Quốc gia

017

Cơ quan xuất bản nhập số đăng ký bản quyền

020

Cơ quan xuất bản nhập  giá tiền và số lượng bản in; số tiêu chuẩn ISBN

028

Cơ quan xuất bản nhập số giấy phép bản in

040

Thư viện Quốc gia nhập mã nguồn CATALOGING của Thư viện Quốc gia (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở... hiệu đính mã nguồn CATALOGING của thư viện mình)

041

Cơ quan xuất bản nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin

043

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của cơ quan xuất bản

052

Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của  Tác giả

082

Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại DDC tổng quát (000, 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900)        

100

Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường

153

Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại chi tiết (sát với nội dung tài liệu)

245

 Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

250

Cơ quan xuất bản nhập Thông tin về lần xuất bản (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

260

Cơ quan xuất bản nhập địa chỉ của nhà xuất bản; Tên nhà xuất bản; năm xuất bản tài liệu thông tin đó (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

300

Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)

520

Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo

521

Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… nhập đối tượng đọc tài liệu

541

Bộ phận biên mục của thư viện ghi tên người trực tiếp miêu tả hoặc trực tiếp thu nhận từ nguồn thư mục khác

561

Cơ quan xuất bản nhập Quyền sở hữu và lịch sử bảo hộ bản quyền tác giả        

562

Bộ phận bạn đọc của thư viện ghi chú sự sao chép, trích đoạn trong tài liệu

583

Bộ phận bạn đọc của thư viện ghi chú việc tổ chức sắp xếp; luân chuyển tài liệu giữa các kho

600

Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung chủ đề nhân vật

650

Tác giả tự nhập chủ đề của tài liệu bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)(Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… tiếp tục xây dựng thuật ngữ chủ đề cho của thư viện mình)

651

Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung chủ đề địa lý

700

Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung tên các thành viên của tác phẩm

800

Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung tên tác giả tùng thư

850

Thư viện Quốc gia Nhập mã của Thư viện Quốc gia (cơ quan lưu giữ vốn tài liệu). (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở... hiệu đính mã số của thư viện mình)

852

Thư viện Quốc gia thiết lập ký hiệu xếp giá (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở... hiệu đính kí hiệu xếp giá của thư viện mình)

856

Thư viện Quốc gia thiết lập địa chỉ truy cập (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở... hiệu đính địa chỉ truy cập của thư viện mình)

                                               

        3.- Thống nhất cách tổ chức áp dụng biên mục thông tin cộng đồng (bạn đọc và tác giả) theo chuẩn MARC

Hoạt động thư viện là hoạt động giữa cán bộ thư viện, tài nguyên thông tin và bạn đọc. Do vậy, chúng ta cũng cần ứng dụng khổ mẫu MARC21 trong việc hỗ trợ quản lý bạn đọc, hay nói một cách rộng hơn là quản lý con người. Và nói chung nữa là quản lý cộng đồng. Cụ thể biểu ghi khổ mẫu thông tin cộng đồng như sau :

 

Mẫu worksheet thông tin cộng đồng: Mẫu này do từng thư viện nhập

 

Tên nhãn trường

Nội dung biên mục

010

Thư viện nhập số kiểm soát của thư viện

016

Thư viện nhập số kiểm sóat của Thư mục quốc gia

035

Thư viện nhập số kiêm soát hệ thống

040

Thư viện nhập mã nguồn CATALOGING của thư viện

041

Thư viện nhập mã ngôn ngữ của biểu ghi

043

Thư viện nhập mã vùng địa lý của bạn đọc

046

Thư viện nhập mã vùng địa lý của thư viện

072

Thư viện nhập mã dịch vụ của con người

073

Thư viện nhập mã tổ chức mà con người tham gia

082

 

100

Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập tên của bạn đọc theo các mục có sẵn của trường (ví dụ trường con a = Họ tên; b= số thẻ; = ngày tháng năm sinh..)         

153

Máy tự thực hiện (khi hoạt động mượn trả máy tự động lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thư mục đưa qua cơ sở dữ liệu thông tin cộng đồng)

245

Máy tự thực hiện (khi hoạt động mượn trả máy tự động lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thư mục đưa qua cơ sở dữ liệu thông tin cộng đồng)

270

Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập địa chỉ của bạn đọc theo các mục có sẵn của trường

303

Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập thời gian được tiếp xúc hoặc tên người tiếp xúc

311

Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập các phòng họp và có các phương tiện cho cuộc họp     

501

Thư viện nhập ghi chú thông tin tiền tệ của bạn đọc    

505

Thư viện nhập ghi chú các chương trình làm việc và hoạt động của bạn đọc

521

Thư viện nhập ghi chú nhóm người có cùng mục đích

531

Thư viện nhập ghi chú tính thích hợp, các chi phí, các thủ tục

536

Ghi chú Nguồn cấp vốn 

545

Ghi chú Tiểu sử hoặc Lượt sử

546

Thư viện nhập Ghi chú  biết sử dụng ngôn ngữ

551

Ghi chú Ngân quỹ

           

Với các công đoạn ứng dụng biên mục biểu ghi theo khổ mẫu MARC21, nó cho phép máy tính sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục. Điều đó có nghĩa là các thư viện có thể:

- Cho phép người dùng truy cập mạnh mẽ hơn các biểu ghi.

- In ra dữ liệu biên mục theo một số dạng thức khác nhau như: các thư mục chủ đề.

- Sản xuất ra các thông báo sách mới, mục lục sách và các nhãn trên gáy sách.

- Sản xuất các loại mục lục khác nhau như Microfiche và mục lục truy cập trực tuyến.

- Trao đổi các dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới.

- Tính nhất quán biểu ghi tạo lập nên các hình thức nhất quán cho tiêu đề cá nhân, tập thể và tên hội nghị, hội thảo, chủ đề và tùng thư. Điều đó cho phép người sử dụng mục lục có thể tìm thấy tất cả các tài liệu liên quan dưới cùng một tiêu đề.

- Các tham chiếu định hướng cho người sử dụng từ miêu tả tiêu đề không được sử dụng cho đến những tiêu đề được sử dụng. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc  xem Hồ Chí Minh

Mặt khác, nếu các cơ quan cùng ứng dụng biên mục khổ mẫu MARC21 như chúng tôi vừa nêu trên, thì chúng ta sẽ có tương đối đầy đủ một hệ thống các cơ sở dữ liệu thư mục tài liệu thông tin xuất bản trong cả nước vừa phản ảnh kịp thời tình hình xuất bản; lại được chuẩn hóa dữ liệu thông tin trong cả nước từ khâu miêu tả đến khâu nhập máy, và đó cũng chính là vấn đề tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức lưu giữ và trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong và ngoài nước.

----------------------------

Dương Thái Nhơn - Thư viện tỉnh Phú Yên

AACR2:

 Về vấn đề áp dụng thống nhất AACR2 trong giảng dạy và trong công tác BM

Nguyễn Thị Đào

Trung  tâm TTKH&CNQG

1. Giới thiệu khái quát AACR2

AACR là quy tắc biên mục được cộng đồng thư viện Anh-Mỹ hợp tác biên soạn từ năm 1967. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, quy tắc này mới được xuất bản riêng rẽ cho Bắc Mỹ (AACR North American Edition) và Anh (AACR British edition).

Năm 1978, bộ quy tắc này được chỉnh lý và xuất bản dưới nhan đề: Anglo-American cataloguing rules.  2nd edition (Quy tắc biên mục Anh-Mỹ. Xuất bản lần thứ 2, viết tắt là AACR2). Từ đó đến nay, AACR2 đã qua 4 lần cập nhật và chỉnh lý:  1999, 2001, 2002, 2004.

AACR2 gồm 19 chương, chia làm 2 phần:

Phần I, từ chương 1 đến chương 13 là phần Mô tả thư mục. Phần này quy định cách mô tả các loại hình tài liệu khác nhau và dựa trên quy định của ISBD (Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn Quốc tế).

Phần II, từ chương 21 đến chương 26 là phần Lựa chọn điểm truy cập.

Cụ thể AACR2 bao gồm các phần và chương như sau:

Phần I

Chương 1: Quy tắc mô tả tổng quát: Quy định dùng chung cho mọi loại hình tài liệu :

Chương 2: Sách, sách mỏng và tờ in

Chương 3: Tài liệu bản đồ

Chương 4: Bản thảo

Chương 5: Tài liệu âm nhạc

Chương 6: Tài liệu ghi âm

Chương 7: Phim và băng video

Chương 8: Tài liệu đồ hoạ

Chương 9: Nguồn tin điện tử

Chương 10: Vật chế tác và ba chiều

Chương 11: Tài liệu vi hình

Chương 12: Nguồn tin tiếp tục

Chương 13: Mô tả trích

Phần II:

Chương 21: Lựa chọn điểm truy cập

Chương 22: Tiêu đề cá nhân

Chương 23: Địa danh

Chương 24: Tiêu đề tập thể

Chương 25: Nhan đề đồng nhất

Chương 26: Tham chiếu

Nhìn chung không có gì khác biệt nhiều giữa AACR2 và ISBD về 8 vùng mô tả và dấu phân cách, tuy nhiên AACR2 tạo nhiều điểm truy cập và quy định khá chi tiết trong lập tiêu đề, cũng như trong một số yếu tố mô tả.

2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng AACR2 ở Việt Nam

Vừa qua Vụ Thư viện đã có Công văn khuyến nghị áp dụng thống nhất 3 chuẩn MARC21, AACR2 và DDC trong xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam. So với việc triển khai MARC21 và DDC thì việc tiến hành áp dụng thống nhất AACR2 có một số thuận lợi và khó khăn.

2.1. Thuận lợi:

- Hiện tại đã có bản dịch đầy đủ bằng tiếng Việt, hướng dẫn cụ thể mô tả các loại hình tài liệu có ở các thư viện Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có bộ quy tắc mô tả hoàn chỉnh về biên mục, đây là một thuận lợi rất lớn cho việc thống nhất công tác xử lý tài liệu trong cả hệ thống thư viện.

- AACR2 là Quy tắc biên mục Anh-Mỹ, không có nhiều khác biệt với ISBD nên không phức tạp và mới mẻ đối với các cán bộ biên mục Việt Nam vì nhiều người đã thông thạo với ISBD trong lĩnh vực biên mục;

- Vừa qua đã có một lớp tập huấn cụ thể về AACR2 cho 25 cán bộ Việt Nam làm công tác biên mục và giảng dạy, nên những vấn đề nghiệp vụ và vướng mắc về AACR2 đã được Giáo sư Patricia G. Oyler hướng dẫn và giải đáp. Đây là một thuận lợi lớn vì lớp cán bộ đã được tập huấn này sẽ làm nòng cốt cho việc triển khai và hướng dẫn áp dụng AACR2 trong cả nước;

- MARC21 chịu nhiều ảnh hưởng của AACR2. Bởi vậy, trong quá trính triển khai ứng dụng MARC21 vừa qua, nhiều quy định của AACR2 cũng được áp dụng, nhất là việc tạo các điểm truy cập bổ sung. Đặc biệt có nhiều thư viện trong quá trình triển khai MARC21 đã thực hiện việc copy biểu ghi trên mạng và hoàn toàn biên mục theo quy tắc AACR2.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là việc áp dụng thống nhất AACR2 trong hệ thống thông tin thư viện Việt Nam không còn trở ngại gì. Qua thực tế chúng tôi thấy vẫn còn một số vấn đề khó khăn cần phải giải quyết thống nhất để việc áp dụng AACR2 mang tính khả thi trong toàn hệ thống.

3.2. Khó khăn:

- Cần có một tài liệu AACR2 rút gọn phù hợp với việc biên mục tài liệu của các thư viện Việt Nam. Tuy đã có bản dịch đầy đủ về AACR2, nhưng nếu đây là một tài liệu tra cứu hàng ngày cho cán bộ biên mục thì quá công kềnh. Vì bản dịch dày khoảng hơn một nghìn trang, trong đó từ chương 2 đến chương 13 là những chương mô tả các dạng tài liệu đặc thù nên thường được chỉ dẫn xem chương 1 (Quy tắc mô tả tổng quát). Trong khi đó lại thiếu nhiều chỉ dẫn cần thiết cho biên mục tài liệu Việt Nam. Bởi vậy, theo chúng tôi, cần có một tài liệu mang tính rút gọn về AACR2, trong đó chỉ đưa Chương 1 (Quy tắc mô tả tổng quát) và một số chương có dạng tài liệu phổ biến như sách, tạp chí, bài trích và nguồn tin điện tử để thuận lợi cho việc tra cứu hàng ngày của các cán bộ biên mục. Điều quan trọng nhất là phải đưa vào quy tắc này những vấn đề cụ thể của Việt Nam theo quy định của AACR2. Có như vậy mới thống nhất được mô tả tài liệu ở các thư viện Việt Nam theo một quy tắc biên mục của nước ngoài.

- Hiện tại, tài liệu hướng dẫn MARC21 đang theo quy tắc ISBD. Để có sự nhất quán, cần phải hiệu đính lại tài liệu hướng dẫn này theo AACR2, nếu không rất dễ có nhiều cách khác nhau khi biên mục cùng một tài liệu.

                Tóm lại, tuy không có nhiều sự khác biệt giữa AACR2 và ISBD nhưng vì trên thực tế việc biên mục tài liệu theo MARC21 và ISBD vốn đã không thống nhất, nay lại chuyển sang AACR2 nếu không có tài liệu hướng dẫn cụ thể thì lại vẫn là mỗi thư viện mô tả một kiểu.

3. Những vấn đề cần thống nhất khi áp dụng AACR2 ở Việt Nam

Theo chúng tôi những vấn đề chung mà AACR2 đã quy định cứ nên tuân thủ và không nên thay đổi theo tập quán riêng của Việt Nam. Chỉ có những vấn đề liên quan đến tài liệu tiếng Việt, hoặc mang tính lựa chọn (để phù hợp với biên mục của từng nước) hoặc khi chuyển sang tiếng Việt khó diễn đạt thì chúng ta nên có sự thống nhất.

3.1. Thống nhất một số vấn đề trong các vùng mô tả:

a) Tài liệu tiếng Việt có 4 tác giả trở lên thì ở trường 245$c lấy tác giả 1 … [và những người khác] hay [et al.];

b) Đối với sách bộ vẫn duy trì 2 cách mô tả như MARC21 hướng dẫn: Mô tả lẻ (Trường 245$n, $p); Mô tả bộ (Trường 505 và 774) hay thống nhất chỉ mô tả bộ như AACR2 quy định (chỉ có liệt kê ở trường 505);

c) Không có nơi và nhà xuất bản sẽ lấy [K. đ.: $bK.nh.x.b.] hay [S.l.: $bs.n.];

d) Đối với sách tiếng Việt, Nơi xuất bản là Hà Nội thì ghi  H. hay Hà Nội (AACR2 quy định nơi xuất bản lấy như trên trang sách, không viết tắt);

e) Thống nhất cách mô tả tài liệu là đề tài nghiên cứu hoặc khoá luận, luận văn và luận án của Việt Nam (quy định cách ghi thông tin trong các trường 245$b, 260 và 502, 088);

f) Khi nhan đề in sai chính tả người biên mục chỉnh sửa những lỗi do in ấn và ghi nhan đề đúng như nó xuất hiện trên nguồn tin vào phụ chú (hướng dẫn trong AACR2, ở mục 12.1B1: chuyển tả nhan đề chính). Ví dụ:

Housing starts

Phụ chú: Nhan đề xuất hiện trên nguồn tin là: Housing sarts

Hay chuyển tả cả những từ viết sai khi nó xuất hiện trên tài liệu. Ghi tiếp sau thông tin đó là chữ i.e. (chính xác là) và ghi những từ sửa đổi vào trong ngoặc vuông (hướng dẫn trong mục 1.0F1). Nếu theo cách này, ví dụ trên sẽ được chuyển tả như sau:

Housing sarts, i.e. [starts]

3.2. Thống nhất cách tạo lập điểm truy cập

a) Sau họ của người Việt Nam có phẩy không. Nếu phẩy thì họ kép của người Việt Nam có thể coi như họ kép của người nước ngoài được không?

Ví dụ: Nguyễn, Văn Hải

Phan Nguyễn, Văn Hải

b) Có nên bỏ thông tin về vai trò trách nhiệm (trong trường 100$e, 700$e,…) khi tạo các điểm truy cập (theo lời của Giáo sư Patricia G. Oyler thì hiện nay các thư viện Mỹ đang thực hiện như vậy). Vì vai trò trách nhiệm đã được ghi đầy đủ (không viết tắt) trong trường 245$c. Ví dụ:

245 00$aPhần mềm SQL/ $cChủ biên Lữ Đức Hào

700 1#$aLữ, Đức Hào

c) Thống nhất cách tạo lập điểm truy cập theo tên tác giả tập thể cho một số dạng tài liệu của Việt Nam như : Luật, quy phạm, báo cáo nghiên cứu khoa học,…. Nhất là cách lập tiêu đề mô tả theo tên tác giả tập thể (trường hợp nào phải lập tiêu đề chính, trường hợp nào chỉ đưa vào tiêu đề bổ sung; trường hợp nào tên cơ quan đứng được độc lập, trường hợp nào phải có địa danh để trước hoặc để sau; trường hợp nào phải lấy cơ quan cấp trên (chủ quản),…). Vì phần này trong AACR2 chỉ dẫn rất phức tạp, nhiều chỗ rất dễ hiểu nhầm.

4. Kết luận: Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường hội nhập, cũng giống như các ngành và lĩnh vực khác, các sản phẩm của ngành thông tin thư viện cũng phải được chuẩn hoá để có thể trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin trên phạm vi toàn cầu. Để thực hiện được điều đó chúng ta cần phải triển khai áp dụng các chuẩn trong xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin mà trước hết là 3 chuẩn MARC21, AACR2 và DDC. Tuy nhiên để triển khai tốt việc áp dụng các chuẩn này trong toàn hệ thống thông tin thư viện Việt Nam thì cần có các tài liệu hướng dẫn cụ thể để người xử lý hiểu chính xác và thống nhất một cách điền dữ liệu.

Tài liệu tham khảo:

<!--[if !supportLists]-->1.         <!--[endif]-->MARC21 rút gọn cho dữ liệu thư mục– H.: TTTTKH&CNQG, 2005. – 312 tr.

<!--[if !supportLists]-->2.         <!--[endif]-->Quy tắc biên mục Anh-Mỹ. - Xuất bản lần thứ 2. Cập nhật 2004: Bản thảo. - H.: TTTTKH&CNQG, 2007

DDC:

 Áp dụng phân loại DDC tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

ThS  Nguyễn Thị Thanh Vân

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Vì mục đích hội nhập và trao đổi thông tin, chia sẻ tiềm lực thông tin với các trung tâm thông tin, các thư viện lớn trên thế giới và trong khu vực bắt buộc các trung tâm thông tin, thư viện Việt Nam buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về truy cập và trao đổi thông tin trong các hoạt động thư viện và dịch vụ thông tin, mà AACR2, MARC21, và DDC là ba công cụ quan trọng. Tại hội thảo quốc tế "Hệ thống và Tiêu chuẩn cho Thư viện Việt Nam" họp tại Hà Nội từ ngày 26/9 đến 28/9/2001 các thư viện, trung tâm thông tin Việt Nam thống nhất áp dụng  ba chuẩn trên trong hoạt động thông tin - thư viện 

                Theo quyết định số 1598/BVHTT-TV ban hành ngày 7/5/2007 các thư viện trong cả nước áp dụng Khung phân loại DDC trong công tác phân loại.  Khung phân loại thập phân Dewey (DDC) mang tính quốc tế cao được hơn 200.000 thư viện tại 135 quốc gia đang sử dụng, chỉ số phân loại DDC được sử dụng nhiều trong thư mục quốc gia của  hơn 60 nước trong đó có 15 nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, 13 nước ở châu Mỹ, 8 nước ở châu Âu, 7 nước ở Trung Đông. Trong 125 năm tồn tại, DDC đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, 11 bản dịch đang được tiến hành, một số nước trên thế giới đã đưa kí hiệu  DDC  vào mục lục điện tử và các thư mục trên máy vi tính. Một trong đặc điểm rất mạnh của DDC là được cập nhật liên tục. DDC thường xuyên được sửa chữa, bổ sung, xuất bản

 

I. Qúa trình triển khai

                Từ ngày 15/6 /2007 Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) bắt đầu áp dụng phân loại theo khung phân loại Dewey (DDC) vào khâu xử lí tài liệu của thư viện.

                  Trước khi áp dụng, TVQGVN mở lớp tập huấn DDC cho 54 cán bộ chuyên môn ở các phòng ban có liên quan đến phân loại; họp liên phòng phân công việc và trách nhiệm những khâu công việc liên quan đến phân loại như tổ chức kho mở, in nhãn tự chọn có sinh mã cutter tự động, cấu trúc thư mục quốc gia, hồi cố dữ liệu về phân loại, phân cấp phân loại  cho thư mục quốc gia v.v...

                Để in nhãn tự chọn với sinh mã cutter tự động theo DDC, chúng tôi phải tiến hành hồi cố dữ liệu 6 tháng đầu năm 2007 và cả năm 2006 để có một số lượng tương đối các biểu ghi có phân loại DDC. Sau khi hoàn thiện hồi cố, chúng tôi rút số lượng biểu ghi dó ra, sắp xếp và in theo từng môn loại và dựa trên số lượng từng môn loại để biên soạn phân nhóm phân loại cho chính xác.

                Để sách mới tiếp tục đưa lên kho tự chọn, chúng tôi phải phân loại theo 2 bảng, bảng BBK cho kho tự chọn và DDC. Sau khi biên soạn xong phân nhóm tự chọn chúng tôi sẽ đưa yêu cầu đó cho công ti máy tính CMC để họ nghiên cứu theo yêu cầu nhãn tự chọn của thư viện. Khi nào công ti máy tính CMC hoàn thiện format in nhãn tự chọn có sinh mã cutter tự động với những yêu cầu loại trừ khỏi kho những sách không đưa lên kho tự chọn, lúc đó chúng tôi in toàn bộ nhãn tự chọn, chúng tôi sẽ tổ chức sắp xếp lại kho tự chọn theo DDC

                Để thống nhất phân loại một số tài liệu có liên quan đến phần mở rộng của Việt Nam trong bảng phân loại DDC như tác phẩm văn học, tư tưỏng Hồ Chí Minh... chúng tôi tổ chức họp các cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm phân loại DDC và đưa ra một số qui định thống nhất

                Để thống nhất khi phân loại, Phòng Phân loại - Biên mục họp phân công cho 3 cán bộ quản lí đã được học lớp tập huấn của giáo sư Oyler chịu trách nhiệm một số mục cụ thể, xem xét những cách ghép đặc biệt cũng như cách tư duy của DDC sau đó tập hợp lại in thành danh mục phổ biến và phát cho anh chị em toàn phòng. Đồng thời qua buổi tập huấn chung tại Thư viện những mục nào anh chị em còn chưa hiểu rõ, phòng xem xét và phổ biến kĩ hơn về vấn đề đó.    Qua quá trình phân loại cụ thể những vấn đề gì còn chưa biết xếp vào mục nào trong DDC cán bộ quản lí xem xét và quyết định xếp vào đâu cho thống nhất, tất nhiên cũng có tham khảo ở những nơi đã sử dụng DDC, xem dữ liệu trên mạng của Thư viện quốc hội  Mỹ qua cổng Z39.50

                Dưới đây là một số qui định cụ thể:

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh

                - Các tài liệu xếp vào tư tưởng Hồ Chí Minh:

                                + Tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực khác nhau như văn hoá, quân sự, ngoại giao, đạo đức, thanh niên v.v...

                                + Toàn tập, tuyển tập, tác phẩm riêng lẻ kể cả tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh

                                + Nói về Hồ Chí Minh (mang tính chất phân tích, lí luận)

                -  Sách nói về Hồ Chí Minh nhưng mang tính chất văn học như văn, thơ, truyện kể, truyện kí, kỉ niệm... xếp vào mục văn học

                - Các tác phẩm văn học nói về Hồ Chí Minh xếp vào mục văn học. Riêng các tác phẩm hồi kí, nhật kí viết về quá trình hoạt động, tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chí Minh xếp vào mục lịch sử

 

2. Mục Chủ nghĩa Mác-Lênin xử lí như mục tư tưởng Hồ Chí Minh

3. Tác phẩm văn học Việt Nam

                - Tác giả cá nhân: Phân về nền văn học + thể loại + thời kì

                                + Phân định thời kì theo năm sinh - năm mất của tác giả

+ Nếu tác giả sống cả hai thế kỉ căn cứ vào năm xuất bản của cuốn sách thuộc thời kỳ nào của tác giả để xác định thời kì

                                + Sưu tập tác giả cá nhân một thể loại hay nhiều thể loại phân theo thể loại không cần thêm 08 hay 09

                                + Nghiên cứu văn học, phê bình văn học về một tác giả cá nhân xếp về thể loại, nhiều thể loại thêm -8 từ B3

                -  Nhiều tác giả:  Phân về nền văn học + thể loại + thời kì + 008

                                + Các tác phẩm nhiều tác giả, hoặc về nhiều tác giả một thể loại nếu xác định được thời kì thì phân loại theo thời kì, còn không xác định được thì chỉ số văn học là

                                                                Nền văn học + thể loại + 008 hoặc 009

4. Văn học thiếu nhi

                - Phân loại theo nước + thể loại

                - Sách thường thức cho thiếu nhi phân loại về từng ngành từ 001-099

                - Truyện tranh viết cho thiếu nhi đưa về nền văn học + thể loại

5. Văn học dân gian

                - Truyện cỏ tích, thần thoại, ca dao, tục ngũ, hò vè, ...kể cả cho thiếu nhi đều xếp vào văn học dân gian. Nếu đưa về thể loại hẹp của văn học dân gian thì không phải ghép trợ kí hiệu địa lí

                - Những sách nào không xác định rõ là văn học dân gian xếp vào nền văn học

6. Sách giáo khoa, giáo trình, sách bài tập, ôn tập

                - Đối với mẫu giáo và tiểu học thì phân loại dưới kí hiệu giáo dục tiểu học, và theo chủ đề dưới mục đó

                - Đối với sách giáo viên, phương pháp giảng dạy các môn học ở tiểu học cũng đưa về kí hiệu giáo dục tiểu học theo chủ đề nhưng không     thêm kí hiệu 071 từ B1

                - Sách giáo khoa cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông (cấp 2, cấp 3) đưa về từng ngành từ 001-099  không ghép kí hiệu 071 từ B1, với sách bài tập ghép 076 từ B1

                - Sách giáo viên, phương pháp giảng dạy môn học đưa về từng ngành và ghép kí hiệu 071 từ B1

                - Giáo trình đại học về từng ngành từ 001-099 và ghép kí hiệu 071 từ B1.

Lưu ý     

                - Sách ngữ văn cho lớp 6 - 12 xếp vào văn học

                - Sách ngữ văn cho học sinh tiểu học xếp theo chủ đề dưới mục giáo dục tiểu học

                - Sách giáo dục công dân cho học sinh từ lớp 6 - 9 xếp vào giáo dục đạo đức

                - Sách giáo dục công dân cho học sinh từ lớp 10 - 12 xếp vào giáo dục pháp luật

7. Sách Pháp luật

                - Đối với mục pháp luật có ghi chú ghép bảng thêm thì ghép theo hướng dẫn: ngành luật + nước + chi số từ bảng thêm theo ghi chú

                - Luật luật sư xếp vào  347+ nước

                  

8. Các thể loại khác

                - Niên giám thống kê xếp vào thống kê tổng quát (mục 31). Thống kê ngành nào trả về ngành đó thêm 02 từ B1

                - Những loại sách có nội dung tổng hợp về trí thức đưa về 001

                - Sách nói về nhân vật:

                                + Nguyên thủ quốc gia, vua, nữ hoàng...đưa về lịch sử nước đó +

                                              thời kì người đó nắm quyền

                                + Nhân vật thuộc lĩnh vực nào trả về lĩnh vực đó +092 từ B1

                                + Nói về nhiều tiểu sử nhân vật đưa về 920, nếu đề cập đến giới tính có chỉ số riêng dưới mục này

 

II. Những khó khăn khi sử dụng DDC

                Khi chuyển phân loại tài liệu theo khung phân loại mới cán bộ phân loại gặp một số khó khăn khi phân loại, rất mong các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi:

                - Đã sử dụng bảng phân loại BBK hơn 20 năm nên đã quá quen thuộc khi chuyển sang khung phân loại mới với những nguyên tắc, tư duy phân loại khác hẳn BBK  gây bỡ ngõ

                - Kí hiệu BBK là kí hiệu định sẵn ngay trong bảng khi ghép với kí hiệu từ bảng phụ chỉ việc thêm vào kí hiệu chính nên thuân lợi. Nhưng sang DDC kí hiệu phân loại là kí hiệu được tạo lập được ghép nối sau bảng chính và các bảng phụ theo những qui định khá phức tạp. Khi ghép với bảng phụ bắt buộc phải xem mục đó được ghép với một số 0, hai số 0, hay 09 hoặc ghép thẳng không cần qua số 09. Kí hiệu chỉ dùng toàn số nên cũng dễ nhầm khi nhập tin

                - Khi in nhãn cho kho tự chọn theo BBK chúng tôi chi cần loại khỏi kho theo những trợ kí hiệu phân loại z71, z72... Nhưng khi sang DDC chúng tôi không thể loại trừ theo trợ kí hiệu của phân loại được mà phải loại trù theo từ khoá, loại trừ các trường có chứa những từ khoá đó

                - Bảng phân loại này là bảng phân loại biên soạn phù hợp với nước Mỹ với cơ cấu tổ chức xã hội khác với Việt Nam nên khi phân loại một số tổ chức xã hội của Việt Nam rất khó xếp như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ...

                - Một số mục ở phần mở rộng cho Việt Nam so với qui định chung không được rõ ràng dẫn đến khó khăn cho người biên mục như mục tác phẩm văn học. Ở phần hướng dẫn B3 tr. 18 có ghi tác phẩm của 1 tác giả cá nhân, hay nhiều tác giả giới hạn cho một thể loại cụ thể, một thời kì cụ thể : chỉ số cơ bản + thể loại nhưng sang mục tác phẩm văn học Việt Nam thì lại ghép chỉ số cơ bản+thể loại+thời kì

                - Bảng chỉ mục quan hệ có những chỉ dẫn chưa được rõ ràng như mục văn học thiếu nhi. Trong bảng chỉ mục ghi văn học thiếu nhi 808.8, nhưng khi xem vào bảng chính 808.8 là sưu tập văn bản văn học của ba nền văn học trở lên...

                - Đối với những tác phẩm văn học nước ngoài trên sách không rõ thông tin về tác giả, không ghi dịch từ nguyên bản tiếng gì, tra cứu trên mạng không có thì xếp vào nền văn học nào

                - Luật dân sự của Việt Nam khác với luật dân sự của Mỹ. Nếu xếp theo bảng này thì luật dân sự của Việt Nam phù hợp với luật tư pháp của Mỹ.

TVQGVN mới chuyển sang phân loại theo DDC được có hơn 1 tháng nên kinh nghiệm chưa có nhiều trên đây chỉ là một vài vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng.

 

  
Xem: 
Sắp xếp theo Tệp đính kèmDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
Không có thông tin danh sách "Phân loại" này.