THƯ VIỆN CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
Thư viện Công ty Cao su Đồng Nai được thành lập năm 1978 với nhiệm vụ ban đầu là đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí của học viên Trường Bồi dưỡng & Đào tạo cán bộ của Công ty. Năm 1985, Thư viện trực thuộc Trung tâm Văn hóa Suối Tre, việc tổ chức luân chuyển sách phục vụ cơ sở được xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Từ đó, mạng lưới thư viện trong toàn Công ty dần dần được định hình và phát triển ở hầu hết các nông trường.
Đến năm 1994, thực hiện chương trình nâng cao hoạt động văn hóa thông tin cơ sở của Bộ Văn hóa theo định hướng liên kết, phối hợp trên cơ sở xã hội hóa và đa dạng hóa tổ chức hoạt động, trong đó có việc đưa sách báo phục vụ nhu cầu đọc của người dân ở khu vực nông thôn, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Đồng Nai và Công ty Cao su Đồng Nai phối hợp xây dựng thư viện kết hợp ở các xã có nông trường cao su đóng trên địa bàn, đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của Thư viện Công ty bằng mô hình “Thư Viện kết hợp Nông trường - Xã” được triển khai và duy trì bền vững cho đến ngày hôm nay.
I.Thư viện trung tâm Công ty:
1.Cơ cấu tổ chức:
Thư viện trung tâm gồm 4 phòng đọc, mượn, luân chuyển và phòng đọc thiếu nhi. Số cán bộ: 04, trong đó có 01 Cử nhân Văn hóa chuyên ngành thư viện; 03 sơ cấp.
2.Vốn tài liệu:
Tổng số sách hiện có (số liệu trên máy): 29.091 bản,
Tổng số sách bổ sung mới: 1.214 bản; trị giá 60.000.000 đồng. Vụ Thư viện Bộ VHTTDL tặng 576 bản, trị giá 20 triệu đồng.
Báo và tạp chí có 20 lọai (do văn phòng Tổng Công ty cấp).
3.Kết qủa hoạt động năm 2010:
Thẻ độc giả đăng ký đọc: 316 thẻ.
Tổng số lượt bạn đọc: 4.069 lượt người.
Tổng số lượt sách, báo lưu hành: 10.640 lượt sách.
Tổng số sách phục vụ cơ sở 2.333 bản; Sách của thư viện tỉnh Đồng Nai luân chuyển phục vụ cơ sở thông qua thư viện Tổng Công ty 1.000 bản.
II.Mạng lưới thư viện cơ sở:
1.Tổng số thư viện, phòng đọc sách:
- Tổng số thư viện Cơ sở hiện nay là 11 đơn vị, trong đó KHNT-Xã là 10, số tủ sách đội sản xuất là 8.
- Vốn sách tự có của các thư viện cơ sở: 22.823 bản.
- Báo và tạp chí có từ 5 đến 12 lọai /cơ sở.
- Tổng số thẻ bạn đọc đăng ký: 1.201 thẻ.
- Tổng số lượt bạn đọc vào thư viện: 23.136 lượt.
- Tổng số lượt sách, báo lưu hành: 40.964 lượt.
III.Đánh giá kết qủa hoạt động:
Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước được Đảng khởi xướng và lãnh đạo phù hợp với yêu cầu và khả năng phát triển của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của toàn dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Gần hai mươi năm đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, tạo ra những cơ hội để hòa nhập vào khu vực và thế giới; tạo điều kiện cho Ngành cao su Việt Nam, Công ty Cao Su Đồng Nai có những vị thế mới, mở ra nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Đời sống của người công nhân cao su từng bước được cải thiện và nâng cao, những yêu cầu chính đáng của họ, trong đó có nhu cầu đọc sách, báo ngày càng được quan tâm và đáp ứng đầy đủ hơn. Từ hoạt động ban đầu mang tính nội bộ, đến nay mạng lưới Thư viện đã phát triển rộng khắp đến các nông trường trong Công ty; các tủ sách được tổ chức ở đội sản xuất và tổ công đoàn. Đối tượng đọc được mở rộng từ công nhân đến nhân dân trong khu vực bằng hình thức liên kết hoạt động giữa xã và nông trường đóng trên địa bàn. Thư viện kết hợp Nông trường-Xã ra đời là hoạt động phối hợp giữa Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai và Công ty trong việc thực hiện chương trình quốc gia xây dựng và nâng cao các hoạt động văn hóa thông tin ở cơ sở của Bộ VHTT theo định hướng liên kết và hợp tác bằng việc huy động nhiều nguồn lực để xã hội hóa hoạt động và được ngành Văn hóa đánh giá cao. Bằng sự nhiệt tình, yêu nghề cùng với sự hổ trợ, cộng tác của các đơn vị trong và ngoài ngành, suốt thời gian tồn tại trong hành trình 30 năm xây dựng và phát triển của Công ty, Thư viện đã có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, vì sự nghiệp nâng cao dân trí ở khu vực nông thôn vùng cao su.
Đạt được những kết qủa đó, ngoài sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Công ty là sự đóng góp của các nông trường, sự tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động sách, báo, trong đó Tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên có những đóng góp rất lớn, còn có những nỗ lực, những cố gắng của những người cán bộ thư viện yêu nghề, có trách nhiệm và luôn mong muốn đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu - hứng thú đọc của người dân trên địa bàn.
Trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ CNH - HĐH, thông tin và tri thức khoa học trở thành nhu cầu bức thiết của xã hội, Thư viện cần thực hiện tốt 3 chức năng cơ bản, đó là Thông tin, Văn hóa và Giáo dục với hai mục tiêu chủ yếu là tạo sự tiếp cận tối ưu vốn tài liệu và cung cấp thông tin cho người đọc. Nhiệm vụ trọng tâm của mạng lưới thư viện cơ sở là cũng cố về cơ sở vật chất, kho tài liệu và thường xuyên bổ sung sách mới đáp ứng nhu cầu của mọi người. Biện pháp chủ yếu là xã hội hóa hoạt động, huy động mọi nguồn lực bằng tuyên truyền, vận động toàn xã hội tham gia xây dựng thư viện, tủ sách. Sẽ không ai phủ nhận việc đầu tư để duy trì và phát triển Thư viện chính là góp phần nâng cao dân trí, là con đường đầu tư chất xám đối với xã hội. Đặt vấn đề như vậy để thấy rằng tổ chức và duy trì các TVKHNT-Xã là một trong những cố gắng lớn của ngành VHTT Đồng Nai và Công ty nhằm mục đích nâng cao dân trí ở khu vực nông thôn cao su, hợp với lòng dân, ý Đảng. Do số lượng lao động nhiều, được phân bổ trên địa bàn rộng, để đáp ứng nhiệm vụ mới và nhu cầu tự học, giải trí qua sách, báo của nhân dân, Thư viện tiếp tục hợp tác với ngành thư viện Đồng Nai để duy trì và phát triển các TVKHNT-Xã, một mô hình mang tính đặc thù chỉ có ở vùng nông thôn cao su Đồng Nai.
Hồ Xuân Quang
Trưởng Thư Viện Công ty Cao su Đồng Nai