Bỏ qua nội dung chính

GIỚI THIỆU CHUNG

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  
Thư viện Tỉnh Đồng Nai > GIỚI THIỆU CHUNG > ngaythanhlap  

ngaythanhlap

Modify settings and columns

 

Sách là sản phẩm kỳ diệu nhất của loài người, sách phản ánh quá khứ và dự báo cả tương lai, sách mang những thành tựu khoa học kỹ thuật của loài người để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách nâng kiến thức của người sử dụng nó đi xa hơn, tiến bộ hơn. Loài người sẽ không có lịch sử nếu không có sách và Thư Viện.

Trước ngày giải phóng, ở Đồng Nai không có Thư viện công cộng. Chỉ có các quầy sách cho thuê của tư nhân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, mỗi địa phương từng bước thiết lập bộ máy hành chính và các thiết chế xã hội, trong đó việc thành lập Thư Viện để dần xóa bỏ những tập tục cổ hũ, lạc hậu, tàn dư của chế độ cũ, đem ánh sáng văn hóa và kiến thức tiên tiến đến cho nhân dân. Đánh dấu sự ra đời của ngành Thư viện Đồng Nai là việc thành lập Thư viện tỉnh vào ngày 15 tháng 11 năm 1976 thuộc Ty Văn hóa thông tin Đồng Nai (nay là Sở Văn hóa Thông tin Đồng Nai). Trụ sở đặt tại số 2 Phan Văn Trị - P. Thanh Bình - Biên Hòa - Đồng Nai

Quá trình hình thành

Những ngày đầu thành lập, với vốn sách ban đầu: 11.105 bản do Thư viện Hà Nam Ninh (tỉnh kết nghĩa tặng). Lực lượng cán bộ lúc đó chỉ có 07 người, trình độ văn hoá chưa hết cấp III và chỉ được đào tạo qua một lớp nghiệp vụ Thư viện cấp tốc, thời gian 01 tháng, Thư viện tỉnh đi vào hoạt động trong điều kiện tỉnh mới giải phóng đang còn gặp nhiều khó khăn, có cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, lực lượng cán bộ còn thiếu và yếu. Thập niên 80 được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hoá Thông tin, đội ngũ cán bộ Thư viện tỉnh ngày càng được trau dồi kiến thức từ các trường Đại học đã xông xáo, mạnh dạn với phương châm "sách đi tìm người" tải từng bao sách xuống các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, mạng lưới Thư viện từng bước được xây dựng và phát triển. Đến nay toàn tỉnh đã có 903 Thư viện (trong đó 168 thư viện công cộng, 465 Thư viện trường học, 99 điểm Bưu điện văn hoá xã, 171 tủ sách pháp luật). Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng 30 năm qua ngành Thư viện tỉnh nhà đã có nhiều cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn, phục vụ tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của tỉnh. Đóng góp một phần tích cực vào việc tuyên truyền, phổ biến những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến khoa học – kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao dân trí, góp phần đẩy lùi  những tàn dư văn hoá lạc hậu, mê tín dị đoan, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân lao động, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.