Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Thăng Long Hà Nội Thứ Sáu, 25/06/2010, 12:30

Thành Cổ Loa

Thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh nằm bên quốc lộ số 3, cách Hà Nội 17km về phía Bắc. Đây là vùng đất đô thành của nước Âu Lạc, thế kỷ III trước Công nguyên, của triều đại An Dương Vương và là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến độc lập với vua Ngô Quyền vào năm 939.

 
Thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh nằm bên quốc lộ số 3, cách Hà Nội 17km về phía Bắc. Đây là vùng đất đô thành của nước Âu Lạc, thế kỷ III trước Công nguyên, của triều đại An Dương Vương và là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến độc lập với vua Ngô Quyền vào năm 939.
 
Thành Cổ Loa do An Dương Vương xây dựng. Theo truyền thuyết có 9 lớp thành, nay chỉ còn dấu vết của 3 lớp: thành trong, thành giữa và thành ngoài lồng vào nhau. Cả ba vòng thành dài khoảng 16 km, rộng hơn 400ha. Sông Thiếp tức Hoàng Giang làm hào thiên nhiên bao quanh, trước còn nối với sông Hồng và sông Cầu, nên Cổ Loa đã từng là cảng lớn của nước ta.
Với chiều cao trung bình của tường thành nay là 5m,mặt rộng từ 6 - 12m, chân thành từ 20 - 30m, chỉ thành 3 vòng thành còn lại khối lượng đất đắp đã trên 2 triệu m3, chứng tỏ Cổ Loa là một công trình xây dựng đồ sộ, một thành tựu lao động to lớn của nhân dân ta thời xưa.
Truyền thuyết kể rằng: Khi xây Thành ốc cứ đắp thành cao lạc đổ phải nhờ có Trấn Tiên Huyền Vũ trừ yêu gà trắng, thành mới xây xong. Sau lại có thần Kim Quy hiện lên ở sông Hoàng, chỗ này có chiếc cầu đá vào chợ Sa, thần cho móng làm lẫy nỏ thần để giữ nước.
Sau 50 năm trị vì, vua Thục mắc mưu Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu và ở rể, Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần để vua cha đem quân sang cướp nước Âu Lạc. Ngày quân Triệu chiến thắng cũng là ngày bi thảm của mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
Tại Cổ Loa, hiện vẫn còn một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa thờ Mỵ Châu. Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu cũng áo gấm khăn hoa mà linh hồn oan khuất gợi lên trong lòng những thương cảm. Truyền thuyết kể rằng, sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường cấm, phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay đó.
Cho tới nay, sau nhiều phát hiện khảo cổ học, Cổ Loa vẫn là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất, trong lịch sử xây dựng thành luỹ của nước ta.
                                                                               BẢO ANH
Báo Khao học & đời sống. Số 131(2345), ngày 31/10/2009

Số lượt người xem: 2520 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày