Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Thăng Long Hà Nội Thứ Sáu, 25/06/2010, 12:30

Di tích Hoàng Thành Thăng Long : Giá trị nổi bật toàn cầu

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được khảo cổ học phát lộ năm 2002- 2003. Do giá trị toàn cầu của di tích Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cho phép xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO xem xét công nhận di tích là Di sản Thế giới.

 
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được khảo cổ học phát lộ năm 2002- 2003. Do giá trị toàn cầu của di tích Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cho phép xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO xem xét công nhận di tích là Di sản Thế giới.
 
Bản sắc Việt Nam từ các dấu tích văn hoá và giá trị kiến trúc Hoàng thành Thăng Long qua các thời
Khu vực di tích được đề nghị UNESCO xem xét công nhận là di sản Thế giới bao gồm Khu đi tích Thành Cổ Hà Nội và khu vực 18 Hoàng Diệu. Đó là khu vực trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý (l009-1225), thời Trần (l226-1400), thời Lê Sơ (1428-1527), thời Mạc (l527- 1572), thời Lê Trung Hưng (l593-1789) và thành Hà Nội (Bắc thành) thời Nguyễn (thế kỷ 19). Đây cũng là khu vực trung tâm của thành Đại La (thế kỷ 7-9), thành Đại La thời Đinh Lê (thế kỷ 10).
Khu di tích có một hệ thống di tích dày đặc và liên tiếp kéo dài trong suốt 13 thế kỷ với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Ở khu vực 18 Hoàng Điệu đã được khảo cổ học khai quật trên 19.000 m2. Trong khu vực khai quật đã tìm thấy tầng văn hoá dày từ 3,50m đến trên 4m. Trong các tầng văn hoá đã tìm thấy dấu tích các nền móng các kiến trúc của nhiều triều đại chồng xếp lên nhau, đan xenlẫn nhau và cắt phá lẫn nhau cùng hàng triệu di vật khảo cổ học. Ở lớp văn hoá sâu nhất là dấu tích móng trụ, cống nước, giếng nước của thời Đại La (thế kỷ 7-9). Bên trên lớp văn hoá Đại La, ở nhiều vị trí đã tìm thấy các dấu tích văn hoá thời Đinh Lê (thế kỷ 10). Hệ thống di tích thời Lý (thế kỷ l l -12) dày đặc chồng lên trên các di tích Đại La và Đinh Lê, loại hình phong phú như kiến trúc 13 gian, kiến trúc 11 gian, kiến trúc 9 gian kiến trúc kiểu “lục giác” kiến trúc kiểu “bát giác'', kiến trúc có 6 móng trụ hình chữ nhật. Kiến trúc thời Trần kế thừa và tiếp thu xuất sắc kiến trúc thời Lý và sáng tạo thêm đường hoa chanh độc đáo. Kiến trúc thời Lê vẫn tiếp tục truyền thống Lý- Trần nhưng có sự thay đổi to lớn về vật liệu xâydựng với các móng trụ kiên cố bằng gạch vồ.
Hiện nay di tích nền điện Kính Thiên, di tích Đoan Môn của thời Lê sơ (cửa Nam của Cấm Thành) vẫn hiện diện trên mặt đất minh chứng cho trực trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long.
Tất cả phản ánh kiến trúc trong Hoàng Cung qua các  thời Lý- Trần- Lê đều là bộ khung nhà bằng gỗ có mái lợp ngói, phản ánh trình độ cao của các vương triều trong việc xâydựng Hoàng Cung. Các số liệu nghiên cứu về kích thước phản ánh  các vương triều Việt Nam xây dựng kinh đô có quy  hoạch, tính toán rất cụ thể.
Các công trình kiến trúc đều có quy mô hoành tráng, kỹ thuật móng trụ chống lún là một sáng tạo độc đáo được vận dụng triệt để trong điều kiện xâydựng ở trung tâm đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ. Các kiến trúc đều được trang trí các hình rồng, phượng tử, uyên ương, hoa sen, hoa cúc hoa mẫu đơn với vô số các đồ án khác nhau.
Những giá trị nổi bật toàn cầu Hoàng thành Thăng Long Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu bởi nơi đây, liên tục trong hơn một thiên niên kỷ là nơi giao thoa các giá trị nhân văn của nền nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị, các công trình nghệ thuật điêu khắc hoành tráng và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan. Đây là trung tâm quyền lực của đất nước Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là một minh chứng có một không hai về sự tiến hoá của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Hoàng thành Thăng Long là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hoá, giá trị truyền thống và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu.
Lịch sử phát triển không ngừng của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội tạo cùng một không gian địa lý và trong hơn một thiên niên kỷ đã khiến cho nơiđây trở thành một điển hình cho sự và hình thành và tiến hoá của trung tâm đô thị kiểu quân chủ chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo, tư tưởng chính trị từ nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Một ngàn năm người Trung Hoa đô hộ Bắc Bộ để Lại những dấu ấn văn hoá không thể phủ nhận, nhưng không làm mờ đi những giá trị truyền thống của nền văn hoá bản địa. Tuy vị trí của Kinh thành nằmcách xa biển song lại gần với sông Hồng rộng lớn nên rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn hoá khác bằng đường thuỷ, kể cả những nền văn hoá xa xôi như Nhật Bản, Tây Á. Các tuyến đường thương mại qua Ấn Độ Dương nối kết với Thăng Long - Hà Nội với vùng Cận Đông xa xôi. Và mặc dù có mỗi quan hệ mật thiết với Trung Quốc về mặt lịch sử văn hoá nhưng xã hội Việt Nam trước hết vẫn là một nền văn minh Đông Nam Á đặc trưng.
Từng công trình kiến trúc với các đặc điểm kỹ thuật, từng đường nét hoa văn trangtrí, từng di vật một mặt phô bày những giao thoa văn hoá khu vực, mặt khác nổi bật trên hết vẫn là khác biệt không trộn lẫn vào bất cứ một nền văn hoá nào khác. Tất cả đều toát nênmột nội lực tiềm ẩn và mạnh mẽ, một nội lực mà nhờ đó dưới ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá bản sắc Việt Nam được duy trì và phát triển. Trên cáinền nội lực mạnh mẽ và giàu bản sắc đó, bấy nhiêu nguồn ảnh hưởng văn hoá, cộng thêm nguồn ảnh hưởng từ Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo của văn hoá phương Đông, ảnh hưởng văn hoá phương Tây, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa xã hội, tất cả đều để lại dấu ấn trên nghệ thuật kiến trúc cảnh quan và khả năng biểu đạt văn hoá của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Khu Di sản được đề cử có thể được coi là một hình mẫu về quá trình tiến hoá không hề đứt đoạn của nghệ thuật kiến trúc, quy hoạch đô thị, một bảo tàng sống về cách thức mà các tầng lớp văn hoá nối tiếp nhau tác động lên kiểu dáng kiến trúc của một Kinh đô. Những phát hiện khảo cổ học dưới lòng đất trong Khu Di sản cho chúng ta một cái nhìn xuyên thấu thời gian để thấy sự phát triển của kỹ thuật xây dựng qua cácthời kỳ, nhưng kỹ thuật làm nềnmóng theo cách của người Việt Nam trong điều kiện nền đất yếu trong vùng “trũng sông Hồng", các qui hoạch đô thị khoa học trong không gian môi trường địa lý có nhiều thế hệ thống ao hồ và sông ngòi. Các hiện vật gốm sứ tinh xảo cùng nhiều loại hình di vật đặc sắc dùng để lợp và trang trí trên mái các công trình kiến trúc cung điện xưa được tìm thấy loại khu di tích cho ta những ấn tượng sâu sắc về trình độ công nghệ và sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình, cách biểu đạt văn hoá  mang đậmtính triết lý phương Đông trong nhiều thế kỷ.
Là một trung tâm quyền lực trong hơn một ngàn năm, Thăng Long – Hà Nội đồng thời là nhân chứng cho những chuyển biến của một nền văn minh lớn tại Đông Nam Á. Rất hiếm có một khu di sản nào lại có thể làm minh chứng cho một quá trình vận động lịch sử lâu dài và liên tục đến như vậy. Các họa tiết kiến trúc, như các loại ngói lợp và trang trí mái phản ánh các xu hướng trong lịch sử thế giới, ví dụ như sự truyền bá và ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển khái niệm vương quyền ở vùng Đông Nam Á. Nho giáo cũng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành nhà nước của người Việt Nam. Trên các nguyên tắc của Nho giáo, nhà nước quân chủ Đại Việt được củng cố mọi mặt, từ việc hình thành một hệ thống pháp luật và hình thành trật tự xã hội. Vai trò to lớn của Nho giáo được thể hiện từ hình thái chung của quy hoạch Hoàng thành cho đến công trình kến trúc và hiện vật còn lại. Từ hình thái chung đó của Hoàng thành cùng với vô số các hiện vật mang tính rồng hoặc các dấu ấn riêng của Hoàng gia thể hiện rất rõ tính đẳng cấp của một nhà nước lấy Nho giáo làm nền tảng.
Những trào lưu của thế giới, ví dụ như công cuộc xâm chiếm thuộc địa của phương Tây hay sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân thời kỳ sau chiế tranh thế giới thứ hai cũng được thể hiện tại khu Hoàng Thành, cụ thể là sự hiện diện của một số toà nhà Pháp cuối thế kỷ XX còn tồn tại trong khu vực trung tâm của Cấm thành cũ.
Trong suốt hơn 1000 năm, Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ và lắng đọng những giá trị tinh túy nhất của các nền văn minh lớn của Châu Á. Giá trị đó đã diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Nhờ đó Khu Di sản này cho ta những cơ hội chưa tầng có để nghiên cứu về sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, quy hoạch đô thị và cách thức biểu đạt văn hoá nghệ thuật tại nơi giao thoa của các nền văn hoá Đông Á và Đông Nam Á. Lịch sử không đứt đoạn của khu Hoàng thành còn có giá trị nổi bật trong việc nghiên cứu quá trình phát triển của một nền văn minh Châu Á về mặt văn hoá và vị trí của nó trong lịch sử chung của thế giới. Vì vậy, toàn bộ Khu Di sản được đề cử xem là một chứng tích hết sức độc đáo, có giá trị nổi bật toàn cầu về các mặt văn hoá, xã hội, chính trị, tôn giáo, tư tưởng và phát triển kinh tế trong lịch sử Việt Nam.
TC Thông tin đối ngoại, tháng 10/2009

Số lượt người xem: 2526 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày