Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Thứ Ba, 07/06/2011, 15:10

Hồ Chí Minh với những giá trị văn hóa phương tây

Lịch sử sẽ phủ nhận lời tiên tri ấy, một lời tiên tri thấm nhuần huyền thoại về ''gánh nặng trách nhiệm của người da trắng'' đối với người da màu trên trái đất. Trong thế kỷ 20, sự thách thức vũ khí nguyên tử nhen lên từ Hiroshima, những đảo lộn về kinh tế, chính trị và xã hội do cách mạng công nghiệp gần thứ ba gây ra, quá trình phi thực dân hóa và ''chủ nghĩa thế giới thứ ba'' (tiersmondisme), sự đối đầu với những vấn đề sống còn của nhân loại đã tăng cường sự giao tiếp giữa các quốc gia, xích các dân tộc lại gần nhau và làm nảy nở những mối tương tác văn hóa (acculturation) đầy hứa hẹn. Những nhân vật đại diện cho tinh hoa thế giới, những con người mà bà Indira Gandhi gọi và những ''hỗn hợp Đông Tây''(2) đã xuất hiện. Hồ Chí Minh có thể được xếp vào dòng tinh thần ấy, dòng họ gồm Tagore, Gandhi, Aurobiondo, Romain Roiiand, Lafcadio Hearn, Peari Buck, Hermann Hesse, Kazantzakis.

Có điều lạ là một người như Hồ Chí Minh, hiện thân của cuộc đấu tranh quyết liệt chống thực dân Pháp xâm lược, lại rất gần văn hóa phương Tây.

Một bộ trường Pháp thuộc phái De Gaullelà Edmond Michelet cho là ''Ông Hồ Chí Minh rất Pháp''. Nhà báo Pháp Jean Lacouture nhận xét: Hồ Chí Minh ''có những dấu hiệu rõ ràng về những mối liên hệ tri thức và chính trị'' với nhân dân Mỹ.

Trái với nhiều lãnh tụ cách mạng châu Á khác, Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc đời chính trị, tự đào tạo và trưởng thành ở châu Âu, nhất là qua những năm ở Pháp.

Vậy mà Bác Hồ vẫn hết sức Việt Nam và Á Đông, điều khiến cho những người phương Tây tiếp xúc với Bác hết sức ngạc nhiên. Theo Jean Roux, biên tập viên báo Franc Tireur (Pháp), Hồ Chí Minh ''kết hợp chất anh hùng và đạo lý (…), ông luôn luôn và một thứ Gandhi mác-xít... đại diện cho triết lý Á Đông''.

Muốn đánh giá ảnh hưởng văn hóa Pháp và phương Tây nói chung đối với nhân cách Hồ Chí Minh, nên xuất phát từ bài toán cuộc đời của Bác, một bài toán khá đơn giản vì đời tư và đời công của Bác là một.

Khi Bác sinh ra thì nước đã mất từ mấy chục năm trước. Làm thế nào giải phóng dân tộc và cải thiện dân sinh? Đó là vấn đề luôn luôn ngự trị tâm trí Bác cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn Tất Thành ra đi năm 21 tuổi, đã được đào tạo khá vững vàng để tiếp thu cái mới mà không mất gốc, để luôn luôn sẽ vẫn là ''con người hiện đại tiêu biểu nhất cho nước Việt Nam''.

Trong khi bôn ba hải ngoại, anh sẽ không quên những kỷ niệm thời thơ ấu và thiếu niên: người và cảnh ở làng Kim Liên, cuộc sống đạm bạc của một gia đình nhà Nho và nông dân yêu nước, phong trào đấu tranh của toàn dân chống xâm lược Pháp. Anh sẽ luôn luôn giữ gìn ''những giá trị vĩnh cửu của Việt Nam: kính già mến trẻ, trọng nghĩa khinh tài'', Tâm hồn người Việt Nam sẽ tồn tại trong anh: ý thức cộng đồng, tình cảm gia tộc quê hương cần cù, hài hước của người nông dân, gần gũi thiên nhiên, năng khiếu thi ca. Anh đã thấm nhuần văn học Hán - Nôm và ít nhiều đã biết văn học Pháp khi học ở trường Quốc học Huế. Khổng học đã đưa lại cho anh một số yếu tố sau này phù hợp với sự lựa chọn mác-xít của anh: chủ nghĩa duy lý, niềm tin vào giáo dục cải tạo con người, sự đề cao đạo đức xã hội và thực tiễn (praxis). Trong tư duy và tình cảm của các nhà Nho Việt Nam, Khổng học thường được bổ sung bằng Lão học, do đó có quan niệm xuất chính và xuất thế. Ở Bác, Lão học được thể hiện qua một số nét: coi thường hình thức phiền toái, trọng nữ (Khổng học chỉ đề cao nam), ưa hài hước. Ước mơ của Bác là gì? ''Làm một cái nhà nho nhỏ, nơi ở có non xanh nước biếc, để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì với danh lợi…”

Viết kịch bản cho một phim tài liệu, Bành Bảo đã nhấn mạnh vào nghịch lý cuộc đời Bác, mâu thuẫn giữa hoài bão phục vụ dân tộc, nhân loại và nguyện vọng cá nhân muốn sống thanh thản. Bác đã giải quyết mâu thuẫn ấy trong thái độ tâm hồn "tố sự thung dung nhật nguyệt trường''.

Trong tam giáo, dĩ nhiên Bác trọng cả Phật giáo: Bác nói là ''Đức Phật tổ đại từ bi, tốt biết bao!''.

Nhà xã hội học Pháp Paul Mus đã đưa ra những lập luận bác học để nắm bắt qua Hồ Chí Minh ''tâm linh'' (psyché) của Việt Nam và châu Á. Những nghiên cứu nghiêm túc ở phương Tây nhận định là không hiểu được quá trình diễn biến - văn hóa - tư tưởng của Hồ Chí Minh nếu không tìm hiểu tính chất độc đáo của tư duy phương Đông, một tư duy được đánh dấu bởi hoài bão tìm kiếm tính thống nhất của vũ trụ, sự hài hòa giữa những mâu thuẫn, trực giác và tính tổng hợp.

Nguyễn Tất Thành ''Tây du'' với tinh thần rộng mở. Hồ Chí Minh luôn luôn sẽ giữ tinh thần ấy Bác đã trả lời một nhà báo: ''Khổng Tử, Jesus, Marx, Tôn Dật Tiên... các vị ấy đều muốn làm lợi cho xã hội. Nếu họ còn sống và ở gần nhau, tôi tin rằng các vị ấy sẽ chung sống với nhau thoải mái như những người bạn tốt''.

Không những đầu óc Nguyễn Ái Quốc rộng mở, mà cả tấm bòng anh cũng rộng mở, khiến cho anh có bè bạn khắp nơi.

Tướng Pháp Valluy, đối phương của Bác Hồ ở miền Bắc hồi đầu Cách mạng, viết: ''Bác Hồ... có sức quyến rũ ngay từ mới thoạt nhìn''. Theo Laeouture, Hồ Chí Minh được Paris thích, ''không những là cái Paris của ông, của Contrescarpe hay khu ngoại ô Batignoiies mà (...) cả cái thế giới mà suốt đời ông chống lại, cái Paris của giai cấp thống trị Pháp''.

Nguyễn Ái Quốc thâm nhập phương Tây dễ dàng, tự nhiên. Qua các chuyến đi khắp các lục địa, qua tiếp xúc quảng giao, hoạt động xã hội và cách mạng, anh nhanh chóng tăng vốn hiểu biết trí thức và kinh nghiệm cuộc đời.

Tư tưởng phương Tây lấy lý tính và khoa học làm tiêu chuẩn chân lý. Nguyễn Ái Quốc học ở đó phương pháp phân tích, nhất là phân tích duy vật biện chứng mác-xít. Nhà ngoại giao Pháp Sainteny, người được coi và một trong những nhân vật phương Tây biết rõ Bác nhất, nhận định và, bổ sung vào những tri thức truyền thống, ''vốn hiểu biết chung (mà Nguyễn Ái Quốc) tiếp thu được qua các chuyến đi, nhất là ở Paris, cũng đủ để phát triển khả năng phân tích, sự mềm dẻo và đầu óc tò mò tìm hiểu mà trong cuộc đời ông sẽ sử dụng rất tốt'' về đầu óc phân tích của Bác Hồ, Théo Roncho, phóng viên báo L'Humanité có đưa ra một dẫn chứng: năm 1968, ông được Hồ Chủ tịch mời đến trình bày về cuộc khủng hoảng tiền tệ Pháp. Ông viết: ''Tôi thu lượm được một ít tài liệu... Những câu hỏi của Hồ Chủ tịch đan một hệ thống chằng chịt quanh vấn đề rộng đớn và hóc búa ấy. Sự điều tra kiên trì này không để sót một khía cạnh nào. Chủ tịch muốn biết những nguyên nhân thực của cuộc khủng hoảng, quá trình, những tác động trước mắt và sau này của tình hình ấy, tại Pháp và ở nước ngoài. Liệu có phá giá đồng tiền hay không?...''. phong cách điều tra này thật khác xa lối ''chi hồ giả dã'' của các cụ Nho ta.

Sau một thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tóm tắt cảm tưởng của mình: ''Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo''... ''Chủ nhiệm báo Dân Chúng, ông Charles Longuet, cháu ngoại của Các Mác và Nghị viện Quốc hội Pháp, đã tiếp ông Nguyễn. Ông Nguyễn lấy làm 1ạ vì chưa bao giờ ông ta được ai tiếp đón thân mật đến như thế. Ông Longuet gọi ông Nguyễn là đồng chí thân ái. Ông nói cho ông Nguyễn rõ tất cả cảm tình của ông đối với nhân dân Việt Nam. Ông khuyến khích ông Nguyễn viết bài và ông sẽ đăng trên báo Dân Chúng để nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Có thể nói rằng, cuộc gặp gỡ ấy đã mở đường cho sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn. Nó cũng làm cho ông Nguyễn hiểu rõ nhân dân Pháp''.

Nguyễn Ái Quốc đã học được nhiều ở những đảng viên xã hội và cộng sản Pháp. Anh kết bạn với Jacques Duclos, Marcel Cachin, anh dự những buổi nói chuyện của nhà văn và nhà hoạt động chính trị Séverine. ở Câu lạc bộ Ngoại ô, anh thường phát biểu. Anh tham gia thảo luận đủ các vấn đề, từ thiên văn học, chính trị, văn học đến cách trồng rau cải xoong và nuôi ốc sên.

Năng khiếu phân tích của Nguyễn Ái Quốc càng được mài giũa từ khi anh bước vào lĩnh vực báo chí. Tổng biên tập báo Sinh Hoạt  Công Nhân dẫn dắt anh đi những bước đầu Ông bắt anh viết thật ngắn, độ năm sáu dòng, rồi viết dài ra, rồi lại rút ngắn lại.

Cách thể hiện ý tứ một cách cô đọng, chú trọng đến cốt lõi vấn đề, rất hợp với triết lý Á Đông. Dĩ nhiên Bác Hồ thích làm thơ Đường, một thể thơ rất cô đọng. Tính trong sáng của văn hóa la-tinh và sự phân tích lý tính kiểu triết gia Pháp Descartes không hề bóp nghẹt trong Bác tư duy phương Đông hướng về tổng hợp và trực giác là một tiền đề của sự nhạy bén chính trị. Trong những hoàn cảnh hiểm nguy, Bác Hồ đã từng tóm gọn đường lối ứng xử trong một vài từ, theo truyền thống Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1946, trước khi đi Pháp theo dõi Hội nghị Fontainebleau, trong khi vận mệnh quốc gia treo trên sợi tóc, Bác chỉ dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Quyền Chủ tịch nước, sáu chữ ''Dĩ bất biến ứng vạn biến''.

Do phương thức sản xuất châu Á, ở Việt Nam không hình thành được một giai cấp tư sản đủ mạnh để đập tan cơ cấu phong kiến và làm nảy mầm hạt giống Tự do, Dân chủ và Tiến bộ. Dưới góc độ triết học và lịch sử, khái niệm ''Tiến bộ'' không có trong văn hóa phương Đông quá ư tồn cổ, hoài cổ. Khái niệm ấy cũng không có trong văn hóa phương Tây trước thời kỳ hiện đại vì văn minh cổ Hy Lạp luyến tiếc thời Hoàng kim và đức tin Ki Tô giáo thì bị ám ảnh bởi vườn Den, Thiên đàng đã mất. Khái niệm ''Tiến bộ'' gắn với triết học ánh sáng Pháp, triết học này kế thừa chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp - La Mã và thời kỳ Phục hưng, nó dẫn đến trong lợi của lý tính và khoa học, đến chủ nghĩa tiến hóa của Darwin.

Xuất phát từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Nguyễn Ái Quốc đã tôi luyện những lý tưởng cách mạng - Tiến bộ, Tự đo, Dân chủ ở phương Tây. Ở Việt Nam những tư tưởng này đã được truyền bá trong giới trí thức Nho học tiến bộ vào đầu thế kỷ XX qua những bản dịch Trung Quốc: trước tác của Montesquieu, Voltaire, Rousseau.

Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận những khái niệm ấy qua lăng kính giải phóng dân tộc. Anh đã bỏ phiếu cho Đệ tam Quốc tế và Đảng Cộng sản Pháp chỉ vì hai tổ chức này bênh vực chính nghĩa của những dân tộc thuộc địa.

Edmond Michelet, Bộ trưởng các quân chủng Pháp, người được ủy nhiệm tiếp Hồ Chủ tịch ở Paris năm 1946, nhận định như sau về sắc thái chính kiến của Bác: ''Đó là một người cộng sản theo lý tưởng... Tôi thấy ông dường như luôn luôn chịu ảnh hưởng của tác giả lớn của ông là Marx, chắc chắn là cả Lê-nin nữa... Nhưng trong ông có Jaurès... Ông là người đã chọn chủ nghĩa cộng sản, đúng thế, nhưng có một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc... Tôi cho và trong thế giới cộng sản, chắc chắn ông là một trong những người chấp nhận Cách mạng cộng sản chủ nghĩa, phải!... nhưng trong tự do''.

Sự đánh giá này của một chính khách đối phương không phải là không sáng suốt. Quả thật là Bác Hồ tìm một chủ nghĩa cộng sản có tình người, kế thừa những truyền thống cách mạng xã hội chủ nghĩa 1917, nhưng tiếp thu cả tinh hoa của những cuộc cách mạng tư sản, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc - một chủ nghĩa cộng sản tôn trọng cá nhân, biết khóc, biết cười, biết ngâm vịnh.

Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Hồ Chủ tịch trích dẫn những văn bản của hai cuộc cách mạng tư sản Pháp và Mỹ. Bác tâm sự với Lacouture: ''Một dân tộc như dân tộc (Pháp) của ông, một dân tộc đã đem lại cho thế giới nền văn học của tự do, sẽ luôn luôn thấy ở chúng tôi những người bạn, dù dân tộc ấy có làm gì chăng nữa. Chao ôi! Nếu ông biết được là hằng năm, tôi say sưa đọc Hugo và Michelet đến thế nào! Những tiếng nói ấy không ai có thể làm được, đó là tiếng nói của dân chúng các ông giống dân chúng tôi, y hệt như anh em''. Theo Thượng nghị sĩ Anh William Warbey, ''sự ngưỡng mộ của Hồ Chí Minh đối với những thành tích lịch sử và những hoài bão của nhân dân Mỹ bắt nguồn từ những chuyến thăm Neo York, Boston và những thành phố khác ở bờ biển phía Đông... Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, ông đã có cơ hội biết và yêu nhân dân Mỹ, và qua sách báo, ông đã ngưỡng mộ chính khách của họ là Abraham Lincoin. Cuộc chiến đấu của Lincoin chống chế độ nô lệ và sự bóc lột lao động đối với ông Hồ như là một tiếng vọng của chính sứ mạng của mình là giải phóng nhân dân Việt Nam''.

Trong khi đề cao nhân dân, Hồ Chí Minh - tuy xuất thân từ một nền văn hóa nặng về cộng đồng, tập thể - không hy sinh cá nhân con người. Phần nào đó cũng do ảnh hưởng văn hóa Pháp nặng về cá nhân, và theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn cộng sản của Marx và Engels về quan hệ giữa tự do cá nhân và tự do tập thể. Lập trường giai cấp của Bác vững chắc mà lại rất nhân đạo. Chính Bác đã dũng cảm tuyên bố ''sửa sai cải cách ruộng đất''.

Trong Di chúc, Bác gửi lại muôn vàn thương mến cho trẻ em, người già, phụ nữ, chiến sĩ, thương binh, thanh niên xung phong... Là một cùng dân'' (pa ria), Bác và Tổng biên tập báo Paria cảm thông với số phận các cùng dân trên thế giới. Tình cảm của Bác thể hiện ngay từ sự lựa chọn những sách đọc đầu tiên ở phương Tây: Shakespeare, Dickens, Hugo, Zola, Anatoie France, Toistoi, Nguyễn Ái Quốc còn đọc Proudhon và Michelet cho những thanh niên Việt Nam tha hương, trong một căn hầm ở phố Marché den Patriarches. Anh quen nữ sĩ Colette và thán phục Jaurès. Mẫu số chung của các tác giả mà anh thích đọc và tình thương người cơ cực, bị áp bức... Thơ của Bác Hồ nói lên nỗi đau xót vì thiên hạ, hoài bão tự do của dân tộc, cái đẹp của thiên nhiên.

Thơ của Hồ Chí Minh ''hội tụ xúc cảm Á Đông và chủ nghĩa lãng mạn Pháp'' (Lacouture). Ở đó, tình thương tồn tại cùng mỉa mai, như trong sáng tác của Dickens và Anatole France. Làm thế nào giải thích được sự tương hợp giữa Hồ Chí Minh và Anatoie France, giữa một nhà cách mạng có niềm tin bất di bất dịch, hướng về hành động, lạc quan, và một trí thức tài tử chủ nghĩa, hoài nghi và bi quan? Phải chăng Hồ Chí Minh tìm thấy trong văn hào Pháp một văn phong giản dị và trong sáng, và những rung cảm của một trái tim đã khiến A. France trở thành một người cộng sản ''tình cảm'', vào Đảng vào cuối đời.

Hài hước Hồ Chí Minh cũng pha lẫn Đông và Tây, kết hợp nhiều thành tố: láu lỉnh và hồn nhiên nông dân và giọng châm biếm của nhà Nho Việt Nam, cái dí dỏm của dân Paris. Rất ghét tôn sùng cá nhân, Hồ Chí Minh biết tự nhạo mình và nhạo người khác, không ngần ngại đùa, nói vui với mọi người, tránh thói trịnh trọng câu nệ. Trong kháng chiến chống Pháp, có lần Bác đi bộ khá lâu trong rừng đến thăm một đơn vị bộ đội. Các chiến sĩ ta mừng rỡ đón Bác, hô vang: ''Hồ Chủ tịch muôn năm!''. Bác cười đáp lại: ''Hồ Chủ tịch muôn nằm!''. Năm 1946, sau khi đặt vòng hoa ở mộ người lính vô danh (Paris), Bác về qua đại lộ Champs - élysées. Một quan chức Pháp nói với Bác: ''Thưa Chủ tịch, có rất nhiều người đã đứng xem Ngài qua!''. Hồ Chí Minh bật cười đáp: ''Chắc chắn là thế, ông ạ! Người ta muốn xem hề Chariot Việt Nam! ''. Phải chăng Bác đã nhớ đến ca sĩ Maurice Chevaiier và có thể cả vũ nữ Mistinguett? Trước khi Bác qua đời ít lâu, Bác đã nhờ nhà báo Pháp Madeieine Riffaud gửi cho ít đĩa hát của Maurice Cheval1er.

Phương Đông và phương Tây, quốc gia và quốc tế, hành động và thi ca, truyền thống và cách mạng, lý tưởng và tình cảm, Hồ Chí Minh đã giải quyết những mâu thuẫn ấy một cách biện chứng tuyệt vời. Đúng như triết gia Pháp Pascal đã  viết, người ta không vĩ đại khi chỉ đứng ở một cực, mà phải nối liền hai cực và đắp đầy khoảng giữa.

 

Nguồn Hồn Việt. – 2011. – Số 46. – Tr. 4 - 8

 


Số lượt người xem: 2542 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày