Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Thứ Ba, 07/06/2011, 15:10

Hồ Chí Minh ở nước Nga

Lời BBT: CÔBÊLÉP ÉPGHÊNHI VAXILÊVÍCH (sinh năm 1938 là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề lịch sử và chính trị của các nước Đông Dương. Năm 1962, tốt nghiệp Khoa ngữ văn, văn học và lịch sử Việt Nam, Trường Đại học các ngôn ngữ phương Đông thuộc Trường Đại học tổng hợp quốc gia Mát xcơva mang tên M.V. Lômônôxốp. Vào những năm 1958-1960, E. Côbêlép là thực tập sinh (lưu học sinh tại Khoa văn – sử, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội). Trong những năm 1964-1967, thời kỳ kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ, ông là phóng viên Thông ấn xã Liên Xô (TASS) tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1967-1968, ông là phong viên thường trú báo Pravđa tại các nước Đông Dương. Năm 1968-1991, ông là trợ lý Ban quốc tế thuộc Ban Cấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, phụ trách vấn đề hợp tác của Liên Xô và Việt Nam, Lao, Campuchia. Hiện nay ông là lãnh đạo của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga và là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga - Việt.

Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng giới thiệu bài tham luận của ông tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, do Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội, ngày 12 và 13 -5-2010.

 

Năm 2009, trong diễn văn tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ra diễn đạt một định nghĩa sâu xa và rất chính xác về nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử. Những quyết định của Người ra tạo nên những thay đổi có tính chất bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.

Quả thật, cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở thiếu niên đến cuối đời đã minh chứng rõ định nghĩa này. Trong một bài trả lời phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh nhớ lại: "Trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe những từ tiếng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác Ái... Thế là tôi đã muốn làm quen nền văn minh Pháp, tìm hiểu những gì ẩn chứa sau những từ này".

Thế là năm 1911 nhà ái quốc trẻ thực hiện quyết định lịch sử thứ nhất là rời Tổ quốc để đi tìm con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Tháng 7-1920 ở Pari, Người, hồi đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã đọc được chương trình hành động đối với vấn đề thuộc địa của Quốc tế Cộng sản đăng trên báo Nhân đạo của Pháp, Người kêu lên: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy, đau khổ ! Đây chính là cái cần thiết cho chúng ta. Đây chính là con đường giải phóng chúng ta!". Sau đó Người thực hiện một bước tiến mới: Bỏ phiếu đồng ý đi theo Quốc tế Cộng sản và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Tiếp theo, rất dĩ nhiên Người thực hiện một trong những quyết định lịch sử và tất yếu - năm 1923 với vai trò đại diện cho nhân dân các nước Đông Dương bị Pháp đô hộ, Người sang nước Nga Xô viết. Trong một bài báo, Người giải thích nguyên nhân của quyết định này: Mặc dù đang gặp phải những khó khăn trong nước và ngoài nước, nước Nga cách mạng không hề có một chút do dự trong việc giúp đỡ các dân tộc mà nó đã thức tỉnh bằng cuộc cách mạng anh dũng và thăng lợi".

Chính từ thời điểm Người sang Mátxcơva, hoạt động nhiều lĩnh vực của vị lãnh tụ tương lai của nhân dân Việt Nam, của những người đồng nghiệp thân tín của Người, lịch sử phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, lịch sử cuộc chiến đấu trường kỳ của những người yêu nước Việt Nam giành quyền độc lập và thống nhất đất nước trở thành những sợi chỉ bền chắc, gắn bó với Liên Xô, với Mátxcơva, với nhân dân Nga.

Chuyến đi đầu tiên đến Liên Xô của Hồ Chí Minh gắn liền với hàng loạt sự kiện thật sự huyền bí bởi tính chất đặc biệt của nó. Các bạn thử hình dung: một đại diện trẻ còn ít kinh nghiệm, đến từ một đất nước xa xôi, chưa nhiều người biết đến.

Ngày giờ chính xác khi đi qua biên giới Liên Xô của Người được ghi lại. Các nhà lưu trữ cẩn thận giữ gìn giấy chứng nhận cho phép nhập cảnh dưới cái tên nhiếp ảnh gia Chen Vang, người đi du lịch. Giấy chứng nhận do đại diện của Nga ở Đức cấp thay cho hộ chiếu. Nhiếp ảnh gia Chen Vang đi trên tàu thủy “Hamburg” của Đức vào Pêtrôgrát (tức Xanh Pêtecbua ngày nay) ngày 30-6-1923. Tấm ảnh của Hồ Chí Minh thời trẻ dán trên tấm giấy chứng nhận và dấu của đồn biên phòng cảng Pêtrôgát ghi rõ ngày nhập cảnh của vị hành khách nước ngoài, là minh chứng cho điều đó.

Quỹ lưu trữ quốc gia Nga cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ nhũng thước phim làm kinh ngạc. Một ngày tháng 7-1924 trên đồi mang tên “chim sẻ”, nhân dân Mátxcơva chơi vui và theo truyền thống Nga đang tung từ trong tay lên trên một người có vẻ mặt châu Á. Máy quay phim bắt đầu xích lại gần người đó và hóa ra đó là Nguyễn Ái Quốc, đại diện các dân tộc Đông Dương.

Ngày 29-7 trên tờ báo Công nhân Mátxcơva, bức họa tuyệt vời về công việc của nhà cách mạng Việt Nam được giới thiệu. Tác giả bức họa, có chữ ký ở phía dưới, là A.M.Rốtchenkô, sau đó trở nên nổi tiếng trong làng nghệ thuật sáng tạo như nhà tạo mẫu, nghệ thuật nhiếp ảnh và điện ảnh.

Nhưng một điều khó giải thích nhất là sự xuất hiện trên tạp chí Ngọn lửa nhỏ số ra tháng 12-1923 bài ký sự: Thăm một số chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc do nhà thơ tương lai nổi tiếng Manđenxtam viết. Hồi đó, tác giả làm phóng viên của tạp chí, và là một trong những nhà báo đầu tiên gặp gỡ với một “Annammit" không tên tuổi, và tiến hành một cuộc phỏng vấn uyên bác, nội dung của bài ký rất tình cảm.

"Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” bằng một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Nhà thơ Nga tương lai kết thúc bài kể về vị chủ tịch tương lai của Việt Nam bằng những lời trứ danh sau: "Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc cũng tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai". Riêng tôi đã nhớ lại câu dự đoán này của nhà thơ Nga tại Hội thảo quốc tế do tổ chức UNESCO triệu tập ở Hà Nội năm 1990  nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội thảo đó mang tên rất ý nghĩa và rất chính xác: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn”.

… Từ những ngày đầu sống ở nước Nga, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ tầm quan trọng to lớn của việc đào tạo cán bộ chính trị cho cách mạng Việt Nam và trong thời gian dài nhiệm vụ này trở thành chủ yếu trong hoạt động của Người. Chính Người đã dọn đường cho hàng trăm nhà cách mạng Việt Nam mà họ đã được học tập và nắm vững khoa học cách mạng trong nhiều học viện chính trị ở Mátxcơva và sau đó - tại Trường huấn luyện chính trị mà năm 1925 Người đã sáng lập tại Quảng Châu. Nhờ hoạt động kiên trì và tỉ mỉ, Người đã đào tạo được một đội quân chiến đấu xuất sắc vì độc lập của Việt Nam, trong đó có Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Trường - Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác. Chính những người này đã trở thành hạt nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập năm 1930.

Ngay trong những văn kiện đầu tiên, Đảng đã xác định rõ ràng những mục đích chiến lược là lật đổ thực dân đô hộ và giải phóng dân tộc. Đó chính là động lực tự nhiên của việc Đảng dần dần trở thành lực lượng chính trị dân tộc có tổ chức duy nhất ở Việt Nam, chiếm được cảm tình và sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp dân chúng yêu nước.

Cuối thập kỷ 50 thế kỷ trước, tôi theo học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và sau đó trong những năm 60 tôi làm phóng viên của Hãng thông tấn TASS ở Việt Nam. Tính chung tôi ra sống ở Việt Nam năm năm và rất sung sướng vì có nhiều dịp được thấy và được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ nói chuyện.

Lần đầu tiên tôi được vinh dự gặp Bác Hồ vào mùa Xuân năm 1959, khi chúng tôi cùng với đông đảo sinh viên Hà Nội tham dự ngày lao động chủ nhật trồng cây trên các bãi trông xung quanh hồ Bảy Mẫu. Rất bất ngờ Bác Hồ cũng đến đó, chào hỏi chúng tôi rất thân mật và cùng trồng cây. Từ đó lần nào sang thăm Hà Nội và có dịp ghé qua hồ Bảy Mẫu, mà ngày nay mang tên Công viên Lênin tôi cũng nhớ lại ngày xuân đó và ngắm nghía những cây xanh cao đẹp mà sinh viên Hà Nội cùng với Bác Hồ đã trồng cách đây hơn 50 năm.

Ký ức cảm động nhất của tôi gắn liền với Bác Hồ là năm 1961 tại Đại hội XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tôi ra có vinh dự lớn và đồng thời là trách nhiệm cực kỳ nặng nề (bởi vì hồi đó tôi còn là sinh viên) dịch trực tiếp diễn văn của Người trước các đại biểu Đại hội. Đến nay tôi vẫn nhớ rõ do quá hồi hộp nên khi dịch những câu đầu của bài diễn văn thì giọng nói của tôi run lên. Vì tôi xúc động quá nên đã xảy ra một chuyện buồn cười. Bác Hồ đã sống và làm việc ở nước chúng tôi tính chung khoảng 6 năm, cho nên Bác biết và suốt cả đời nhớ tiếng Nga. Lần này muốn nhấn mạnh thêm tình anh em với các đại biểu Đại hội, Bác đã trực tiếp nói mấy câu cuối cùng bằng tiếng Nga. Điều đó rất bất ngờ cho tôi đến nỗi là tôi bắt đầu, một cách hoàn toàn tự động, dịch mấy câu này ra tiếng Việt cho toàn thể các đại biểu Đại hội nghe.

Trong Đại hội đó phía Liên Xô lần đầu tiên đã tổ chức phiên dịch trực tiếp cho đoàn Việt Nam chúng tôi có 6 người dịch, tất nhiên là với trình độ biết tiếng Việt khác nhau. Sau ngày đầu khi người ta hỏi ý kiến của đoàn Việt Nam thì Bác Hồ vừa khen vừa đánh giá từng người một. Vì tôi có giọng trầm nên khi đánh giá về tôi, Bác Hồ nói một câu đùa vui mà tôi không bao giờ quên: “Thế còn chàng thanh niên mà nói như phát thanh viên và có giọng nói Hà Nội thì cũng dịch được".

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người của những quyết định lịch sử, mà còn là người đầy lạc quan phi thường. Tôi nhớ rõ ngày 17-7-1966 khi Chủ tịch phát biểu trên đài phát thanh với lời kêu gọi gửi đồng bào cả nước. Sáng ngày đó lần đầu tiên khoảng 50 máy bay tiêm kích Mỹ (ra oanh tạc thủ đô và ngoại vi Hà Nội. Trong không khí vẫn còn phảng phất mùi khét của khói bom, những giờ phút nặng nề như thế người dân Thủ đô mong muốn hơn bao giờ hết được nghe tiếng nói hào hùng của Bác Hồ.

Và mấy phút sau khi hết giờ báo động, từ trong loa to mà tôi đã dựng trên ban công trụ sở TASS ở phố Cao Bá Quát, đã bắt đầu vang lên giọng nói Nghệ An đều đều bình thản của Chủ tịch: chiến tranh có thể còn kéo dài năm năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Câu nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do" lần đầu tiên được chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong ngày hôm ấy, về sau đã trở thành một danh ngôn và là phương châm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Chính trong những ngày gian nan đó, trong đầu óc tôi đã hoàn toàn chín muồi ý định, tuy quá mạnh dạn nhưng dứt khoát là tôi nhất định phải viết cuốn sách về Hồ Chí Minh, và không phải là tiểu sử chính trị mà một tác thẩm có tính chất văn chương có thể hấp dẫn được quần chúng độc giả rộng rãi.

Sau khi về nước, trong suốt mấy năm tôi sưu tầm và nghiên cứu hàng trăm tài liệu bằng nhiều thứ tiếng liên quan tới đời sống và hoạt động cách mạng của Người. Hôm nay, tôi nhớ lại thời gian đó như là một giai đoạn sống hạnh phúc nhất của đời tôi. Bởi vì, tôi đã có cảm giác hình như mỗi ngày tôi tiếp xúc thường xuyên với một người thật sự phi thường, hoàn toàn phù hợp với lý tưởng CON NGƯỜI.

Năm 1978, Nhà xuất bản Đội cận vệ trẻ của Liên Xô trong loạt sách "Cuộc sống của những người lỗi lạc” đã xuất bản và năm 1983 tái bản cuốn sách văn học chính luận "Hồ Chí Minh" do tôi soạn thảo. Cuốn sách này dày 350 trang và có số bản in tổng cộng là 200 nghìn cuốn. Sau đó cuốn sách này ra được dịch ra và xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác. Tuy Hồ Chí Minh đã sống và đấu tranh trong thời kỳ cách xa chúng ta hàng chục năm, nhưng Người vẫn rất hiện đại. Từ tầm cao ngày hôm nay nhìn lại hoạt động của Hồ Chí Minh, đánh giá lại những tư tưởng do Người đề ra, ta dễ nhận thấy nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất rất phù hợp với chính sách đổi mới tư duy và thực tế ngày nay tại Việt Nam.

Và ở đây trước hết cần phải nói về nghệ thuật của Người đạt được sự kết hợp biện chứng giữa quyền lợi dân tộc và giai cấp, sự thống nhất hữu cơ giữa những lý tưởng nhân dân - yêu nước và xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh có một uy tín vô cùng to lớn trong lòng người dân Việt Nam. Nhưng uy tín đó không hề bị biến thành sùng bái cá nhân với sự bóp méo lệch lạc giống như ở một số nước khác. Điều đó là do ở Người có phẩm chất cá nhân tuyệt vời.

Hồ Chí Minh là nhà dân chủ triệt để, người luôn đưa ra quan điểm chống chuyên quyền độc đoán trong phương pháp lãnh đạo. Nhiệt huyết, cứng rắn cách mạng được kết hợp tuyệt vời với tấm lòng nhân đạo trong con người Hồ Chí Minh. “Một nhà lãnh đạo vĩ đại, bất khuất nhưng lại mềm dẻo" - đó là lời nhận xét của Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandi về Người. Đối với nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh thực sự tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc. Người luôn luôn đứng trên lập trường giai cấp - lập trường giai cấp công nhân - nhưng đồng thời biết lôi kéo về phía nhân dân các đại diện của tư sản dân tộc, trí thức tư sản phong kiến mà trong những giai đoạn phức tạp nhất của cuộc cách mạng điều đó bảo đảm một liên minh khá rộng rãi của dân tộc Việt Nam để chống lại kẻ thù bên ngoài. Nhiều sĩ phu nổi tiếng ở Việt Nam đã thừa nhận rằng họ ra đi theo cách mạng dưới tác động ảnh hưởng của nhân cách, phẩm chất của Hồ Chí Minh và coi Người là niềm hy vọng đối với sự giải phóng dân tộc và sự hồi sinh của Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã là người đề ra sáng kiến và tích cực ủng hộ chiến lược của Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi ở mỗi giai đoạn cụ thể của cách mạng. Chiến lược này đã trở thành một thứ vũ khí hùng mạnh trong tay của những người cộng sản Việt Nam ở giai đoạn đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng Tổ quốc khỏi quân phiệt Nhật và thực dân Pháp (Mặt trận Việt Minh); tiếp sau đó trong cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống sự xâm lược của Mỹ (Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) và hiện nay trong công cuộc xây dựng hòa bình Tổ quốc thống nhất (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Hồ Chí Minh là một nhân tài sáng tạo - một nhà chính luận, nhà văn, nhà thơ Người viết không ít sách, tài liệu và bài báo về các lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, công cuộc xây dựng những cơ sở của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện Việt Nam, chiến lược và sách lược cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ độc lập Tổ quốc. Tuy vậy, lĩnh vực này không phải là chính yếu trong hoạt động của Hồ Chí Minh. Phương châm chủ yếu trong cuộc sống của Người là câu nói nổi tiếng của C.Mác: “Mỗi bước chuyển động hữu hiệu quý hơn cả hàng tá cương lĩnh”. Người là nhà cách mạng thực tiễn, một con người hành động với ý đẹp nhất của tù này. Phải làm mọi việc có thể làm được để xích lại gần giờ phút giải phóng và chiến thắng, nhằm xây dụng thành công cuộc sống mới, đó là quy luật mà Người đã tuân theo suốt đời mình và kiên quyết kêu gọi các bạn chiến đấu cùng làm theo.

Đối với nhân dân Việt Nam “tư tưởng Hồ Chí Minh" là di sản tinh thần rất phong phú. Được vũ trang bằng tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân Việt Nam đã chiến thắng rực rỡ trong hai cuộc kháng chiến, và đã thống nhất lại Tổ quốc. Cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX trong những điều kiện khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa vào những tư tưởng đó, đã thảo ra được phương châm chiến lược phát triển đất nước phù hợp với hoàn cảnh mới. Chính sách đổi mới ta trở thành vũ khí mạnh mẽ và có hiệu quả trong tay của Đảng bởi vì nó ra được sự ủng hộ rộng rãi nhất của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó, hiện nay Đảng có khả năng chiếm địa vị là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Và đây cũng là bộ phận quan trọng của việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh mà một trong những khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Người đó là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".

Trong nước chúng tôi người ta đến nay vẫn giữ nhiều công lênh kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên bức tường tòa nhà phố Môkhôvaia ngay ở trung tâm Mátxcơva có thể tìm thấy bia đá hoa với nội dung như sau: "Trong những năm 1923 - 1924, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã làm việc trong tòa nhà này”.

Trong quận Tây - Nam Mátxcơva có một quảng trường rất đẹp mang tên Hồ Chí Minh, còn trong vườn hoa giáp với quảng trường này đã được dựng Đài kỷ niệm Hồ Chí Minh do nhà điêu khắc nổi tiếng Xô viết Vlađimia Txigan tạo nên. Hằng năm sáng ngày 19-5, tức là vào ngày sinh của Hồ Chí Minh, đông đảo các cán bộ lãnh đạo của Hội Hữu nghị Nga - Việt, những sinh viên, học sinh Nga cùng với Đại sứ quán Việt Nam và của Hội đồng hương Việt Nam tổ chức gặp nhau ở đây và đặt hoa tươi dưới Đài kỷ niệm.

Trong thành phố đẹp nhất ở miền Nam nước Nga là Xóm có một công viên hữu nghị. Trong đó đang mọc lên oai nghiêm một loại cây nhiều lá do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tự trồng.

Trong nước chúng tôi ở bất cứ thư viện nào cũng có thể tìm thấy và mượn đọc nhiều cuốn sách khác nhau về cuộc sống và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

Sự quan tâm của dư luận Nga đối với Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn không hề giảm bớt. Một ví dụ rất tiêu biểu: ngày 19-5-2009 trên bức tường nhà ga thành phố Vlađivôxtốc người ta đã dựng lên bia kỷ niệm với nội dung sau: “Trong nhũng năm 1924, 1927 và 1934, Hồ Chí Minh - nhà hoạt động xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc, anh hùng giải phóng nhân dân Việt Nam, nhà văn hóa nổi tiếng, người ta dựng nên cơ sở vững chắc của tình hữu nghị Nga - Việt, địa nhiều lần đến và đi về từ nhà ga này".

Thế hệ tôi còn nhớ rất rõ chuyến viếng thăm Liên Xô chính thức đầu tiên của Người vào năm 1955 với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người bạn lớn, chân thành của đất nước Nga Xô viết, người có sức lôi cuốn kỳ lạ, đặc biệt khiêm tốn và giản dị - chính hình ảnh như vậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà dư luận Nga đã nhớ và vẫn giữ gìn đến nay trong trí nhớ mình.

Nguồn Lịch sử đảng. – 2010. – Số 6. –Tr. 8-13.


Số lượt người xem: 985 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày