Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, trên vũ đài chính trị đã xuất hiện nhiều giai cấp, lực lượng đứng ra “thử sức" giải quyết hai mâu thuẫn nêu trên, song kết cục không thành công. Sự thất bại của phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ XIX chứng to ngọn cờ phong kiến không đủ sức tập hợp quần chúng thực hiện mục tiêu giai phóng dân tộc. Thất bại của khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào yêu nước tiểu tư sản đã minh chứng rõ thêm nông dân và tiểu tư sản không thể lãnh đạo được cách mạng vì không có hệ tư tưởng riêng.
Đầu thế kỷ XX, nhiều phong trào yêu nước theo lập trường giai cấp tư sản nổi lên, tiêu biểu là phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, hoạt động của Quốc dân đảng, đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, song kết cục cũng không thành công. Sau này lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đánh giá chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách khác nào "xin giặc rủ lòng thương"; chủ trương cầu viện người Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp của cụ Phan Bội Châu khác nào "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Điều đáng chú ý là ở Việt Nam giai cấp tư sản chưa bao giờ lãnh đạo cách mạng, các phong trào yêu nước theo lập trường tư sản lại do các trí thức, tiểu tư sản tiếp nhận tư tưởng tư sản từ bên ngoài mà phát động nên. Do đó, ngay từ đầu các phong trào cải cách có người chủ trương bạo động, người trông chờ nước này, người trông chờ nước khác, không thấy được sức mạnh nội tại của dân tộc Việt Nam. Hạn chế ấy cũng là tất yếu khi tư sản dân tộc Việt Nam với thế lực kinh tế nhỏ bé, tinh thần bạc nhược, không đủ sức mạnh và bản lĩnh làm hậu thuẫn cho cuộc cách mạng theo lập trường giai cấp của nó. Sự thất bại của khuynh hướng cứu nước theo lập trường giai cấp tư sản chứng tỏ hệ tư tưởng tư sản không đủ sức tập hợp quần chúng làm cho cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam thêm sâu sắc.
Lịch sử chỉ còn trông chờ vào một giai cấp cách mạng đang lên: giai cấp công nhân. Nhưng công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX chỉ mới có các yếu tố “cần”, còn thiếu các yếu tố “đủ”, để vươn lên trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng - tức là còn thiếu chủ nghĩa Mác- Lênin và đội tiên phong của nó dẫn đường. Điều đó càng nói lên tính chất khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, như lãnh tụ Hồ Chí Minh sau này diễn đạt bằng hình ảnh: cách mạng Việt Nam ở trong đêm tối tưởng chừng như không có đường ra.
Trong bối canh đó, năm 1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài tìm đường cứu nuớc. Trải qua một quá trình bôn ba khắp năm châu, bốn bể, hoà mình trong cuộc sống của các tầng lớp lao khổ, Người từng bước nhận thức rõ tình hữu ái giai cấp và tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức. Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt kiều yêu nước ở Pháp. Năm 1918, Nguyễn Ái Quốc tham gia đảng xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tìm hiểu những kinh nghiệm của cách mạng Pháp, tranh thủ sự đồng tình của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp đối với cuộc đấu tranh yêu nước của Việt Nam và tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. "Sơ thảo…” đã vạch ra chiến lược và sách lược cho các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giải phóng. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước đúng đắn - con đường cứu nước theo lập trường giai cấp vô sản. Cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và tán thành đường lối quốc tế III, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là đến với cách làm chính trị hiện đại. Tức là muốn làm cách mạng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì phải có sự lãnh đạo của một chính đảng vô sản được vũ trang bởi lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ năm 1921, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước, chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Từ 1921-1929, Nguyễn Ái Quốc tiến hành nhiều hoạt động kiên trì, bền bỉ, gian khổ nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào công nhân, nông dân và nhân dân lao động, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng. Năm 1921, ở Pari, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, nhằm tập hợp các lực lượng chống đế quốc trong các nước thuộc địa của Pháp. Người ra báo Người cùng khổ và dành nhiều thời gian viết báo, chuyển về trong nước tố cáo ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp, vạch rõ cho nhân dân Việt Nam thấy rõ nguyên nhân nỗi khổ cực và con đường giải thoát nỗi khổ ấy là tiến hành cách mạng tự giải phóng.
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, hoạt động trong các tổ chức quốc tế viết nhiều bài báo vừa tố cáo ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin, xây dựng những luận điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việc Nam. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc) trong phái đoàn Quốc tế cộng sản. Tháng 6-1925, lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (gọi tắt là tổ chức Thanh niên), ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Trong các tác phẩm, bài báo và các bài giảng của mình, nhất là trong cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp việc truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin với việc trình bày những luận điểm cơ bản làm cơ sở hình thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Sau khi được vũ trang lý luận chủ nghĩa Mác-lênin các hội viên Thanh niên (và cả Tân Việt cách mạng đảng gọi tắt là Tân Việt) được Nguyễn Ái Quốc đưa vào nhà máy, hầm mỏ hoạt động (gọi là phong vào "vô sản hoá”). Qua phong trào này, một mặt để truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin sâu rộng trong công nhân, mặt khác giúp những thanh niên giàu nhiệt huyết, yêu nước trong tổ chức Thanh niên và Tân Việt trở thành những người vô sản thực thụ. Nhờ được tiếp thu có hệ thống chủ nghĩa Mác-lênin, phong trào công nhân nhanh chóng chuyển từ tự phát sang tự giác. Trong những năm 1927-1929 đã xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh thể hiện tính chất chính trị rõ nét. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ đã cuốn hút phong trào nông dân, tiểu tư sản đi theo quỹ đạo của nó. Qua nhận thức lý luận và thực tiễn đấu tranh, những người Việt Nam yêu nước chân chính nhận thấy chỉ có đi theo ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản mới có thế giải phóng được dân tộc và giải phóng giai cấp, từng bước chuyển từ lập trường quốc gia sang khuynh hướng mác xít, rồi từ khuynh hướng mác xít chuyển sang lập trường cộng sản.
Đứng trước sự phát triển của phong trào cách mạng, các hội viên cấp tiến trong Thanh niên nhận thấy rằng, một tổ chức mang tính quốc gia không để đáp ứng được yêu cầu của quần chúng, mà phải thiết lập một tổ chức cộng sản. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại Hà Nội vào tháng 3-1929 từ sự chuyển biến nhận thức nêu trên. Đến tháng 5-1929, tại : Đại hội của tổ chức Thanh niên ở Hương Cảng, các đại biểu Bắc kỳ đã nêu yêu cầu thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được nhất trí trong toàn Hội, nên bỏ về thành lập Đông Dương cộng sản Đảng vào tháng 6-1929 ở Bắc kỳ. Đông Dương cộng sản Đảng ra đời đã đặt vô chức Thanh niên trước nguy cơ bị mất dần hội viên và quần chúng, do không còn sức hấp dẫn. Vì vậy, tháng 7-1929, những hội viên còn trong Thanh niên quyết định thành lập An Nam cộng sản Đảng ở Nam kỳ. Tiếp đó, tháng 9-1929, các đảng viên của Tân Việt ra “Tuyên đạt” tuyên bố thành lập tổ chức cộng sản và tháng 1-1930 thì Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức ra đời.
Như vậy, đến đầu 1930, trên dải đất Việt Nam đã có 3 tổ chức cộng sản, nhưng lại tranh giành quần chúng, công kích nhau, có nguy cơ làm tổn hại đến phong trào cách mạng đang lên. Một lần nữa, lịch sử lại đặt lên vai lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trách nhiệm thống nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ 3 - 2 đến 7-2- 1930 do Người chủ trì đã làm nhiệm vụ đó Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi... do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được xem là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh đã vạch ra những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, từ tính chất, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, lực lượng, và trò lãnh đạo mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới...
Cương lĩnh khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân - là lực lượng có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng" để "đi tới xã hội cộng sản".
Đảng ta ra đời xuất phát từ đòi hỏi khách quan của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sở dĩ Đảng nắm được quyền lãnh đạo cách mạng là nhờ đã nắm bắt được xu thế của dân tộc và thời đại, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, đề ra được phương pháp cách mạng thích hợp, đặt cách mạng Việt Nam trong trào lưu chung của cách mạng thế giới.
Càng lùi xa về thời gian càng thấy rõ vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, đưa phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, đưa phong trào yêu nước dần chuyển sang khuynh hướng mác xít, rồi từ khuynh hưởng mác xít chuyển sang lập trường cộng sản. Hệ quả cuối cùng là Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hội tụ, kết hợp đầy đủ cả 3 yếu tố chủ nghĩa Mác-lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chính là tạo ra các tiền đề cho 3 yếu tố đó kết hợp? đan xen, quyện chặt nhau một cách lôgíc, dẫn tới sự ra đời 3 tổ chức cộng sản. Và cuối cùng với uy tín của mình, Người đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào 3-2-1930.
Điều đó cũng nói lên rằng, Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời chẳng những đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn đấu tranh cho lợi ích chân chính của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì lẽ đó, lịch sử đã đặt lên vai Đảng cộng sản Việt Nam sứ mệnh duy nhất lãnh đạo cách mạng nước ta và lịch sử thế kỷ XX đã kiểm chứng sự lựa chọn ấy: các tầng lớp nhân dân lao động, những người có lương tri, có tinh thần yêu nước chân chính đều quy tụ xung quanh Đảng làm nên sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước quá độ lên CNXH. Hôm nay, Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục sự nghiệp mà lịch sử đã uỷ thác: lãnh đạo nhân dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc và xây dựng thành công CNXH đưa đất nước phát triển đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Nguồn Giáo dục lý luận. - 2011. – Số xuân Tân Tý.- Tr. 5-8.