Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Thứ trưởng ngoại giao Hoàng Minh Giám đến gặp trao tận tay cho Xanhtơni một bức thư ngắn, nội dung tỏ ý rất đáng tiếc về tình hình đã trở nên quá xấu và đề nghị: ''Trong khi chờ đợi quyết định của Pa-ri, tôi mong rằng ông sẽ cùng ông Hoàng Minh Giám tìm một giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại,(1).
Nhưng Xanhtơni đã từ chối không tiếp và hẹn đến hôm sau mới nhận thư. Như vậy, mọi nỗ lực của ta nhằm duy trì hoà bình đã bị kẻ thù bác bỏ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chủ toạ phiên họp bất thường của Thường vụ Trung ương Đảng được bắt đầu từ ngày 18/12/1946. Hội nghị đã quyết định phát dộng cuộc kháng chiến toàn quốc vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946.
Sau khi Bộ trưởng Bộ quốc phòng Võ Nguyên Giáp trao mật lệnh cho các mặt trận về ngày giờ cuộc giao chiến trong toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại gác 2 ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương làng Vạn Phúc (Hà Đông).
Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc vang rền, bắt đầu từ mặt trận Hà Nội, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền thanh khắp cả nước. Đây là một lời hịch cứu nước kết tinh ý chí sắt đá và trí tuệ sáng suốt của Hồ Chí Minh và của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc ta quyết tâm đứng lên chiến đấu vì độc lập của dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Văn kiện lịch sử quan trọng này chỉ có 205 chữ, song nó đã phác thảo ra những nét cơ bản về đường lối của kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến và dựa vào sức mình là chính.
Ngày Toàn quốc kháng chiến là một ngày lịch sử, đánh một dấu mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta trên 2 phương diện:
Một là, quyết định toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và Đảng ta, một quyết định đúng đắn vốn là kết quả của một thời kỳ Người và Đảng ta sáng suốt chèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua những thử thách ghê gớm nhất.
Hai là, Quyết định lịch sử này mở ra một thời kỳ kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài đánh bại đế quốc Pháp, mở ra thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
2. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), chính quyền Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời là chính quyền cách mạng đầu tiên của khu vực Đông Nam Châu Á. Nhưng chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Về kinh tế, trận đói năm Ất Dậu (1945) đã giết hại hơn 2 triệu người, nền tài chính đất nước kiệt quệ. Về mặt văn hoá, đa số nhân dân ta rơi vào tình trạng mù chữ do hậu quả của chính sách ngu đần của thực dân Pháp đã duy trì trong suốt quá trình thống trị đất nước ta, làm giảm sức mạnh của một dân tộc.
Sự tồn tại của chính quyền cách mạng và nền độc lập của dân tộc bị đe doạ do sự trỗi dạy mạnh mẽ của nhiều lực lượng phản động trong nước và sự bao vây của các lực lượng quân đội nước ngoài. Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, với danh nghĩa và quân đồng minh đến giải giáp quân đội Nhật, 20 quân Tưởng ô hợp đã tràn vào nước ta với mục tiêu: ''diệt Cộng, cầm Hồ''. Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, quân Anh tràn vào, đi theo quân Anh là một đại đội lính Pháp và ngay trong ngày 23/9/1945, quân Pháp đã nổ súng tấn công và xâm lược miền Nam nước ta. Đằng sau những hành động lấn tới đó của các lực lượng nước ngoài vào nước ta đều có sự yểm trợ của Mỹ. Các lực lượng phản động trong và ngoài nước xuất hiện và đến nước ta với nhiều danh nghĩa khác nhau nhưng chúng có cùng chung một mục đích là tiêu diệt chính quyền Việt Nam dân chủ Cộng hoà và nền độc lập dân tộc mà ta mới giành được.
Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta đã sáng suốt, chủ động lựa chọn những đối sách đúng đắn nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu quả những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nhất trong tình thế vận nước đang ở thế ''ngàn cân treo sợi tóc''. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc đã được coi là nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn này.
Một là: Về kiên quốc, củng cố và xây dựng chế độ mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Một cuộc Tổng tuyển cử thành công sớm nhất trong các cuộc cách mạng trên thế giới. Xây dựng và thông qua Hiến pháp, xác lập cơ sở pháp lý và những nguyên tắc dân chủ của chính quyền nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa các phiên họp của Hội đồng chính phủ, ký hơn 200 Sắc lệnh về tổ chức bộ máy Nhà nước, các Bộ và Uỷ ban hành chính các cấp về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 2/3/1946, thành lập Chính phủ liên hiệp Kháng chiến. Để diệt ''giặc đói'', Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào ''hũ gạo cứu đói, kêu gọi đồng bào ta sẻ cơm, nhường áo để giúp đỡ lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: ''lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo"(2), Hưởng ứng lời kêu gọi mang đầy nhiệt huyết cách mạng và thấm đậm chất nhân văn dó, cán bộ, nhân dân cả nước dã đồng lòng thực hiện, lá lánh đùm lá rách và tầng bước khắc phục những khó khăn trong đời sống nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: ''một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Do đó, Người khẳng định, dốt cũng là một loại giặc và nhiệm vụ diệt ''giặc đến'' đã được đẩy mạnh thông qua phong trào bình dân học vụ triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Hai là: Lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946.
Mặc dù luôn xác định kẻ thù chính của dân tộc ta là thực dân Pháp nhưng trong tình thế đầy khó khăn thử thách, để tránh tình trạng cùng một lúc dân tộc ta phải đối phó với nhiều kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra nhiều đối sách phù hợp và sáng tạo. Trước tiên là hoà Tưởng đánh Pháp. Từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946, ta thi hành sách lược hoà hoãn với Tưởng và đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đối sách ngoại giao ''hoà Tưởng'' được thực hiện trong giai đoạn này là: triệt để khai thác, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ quân Tưởng, giữa Tưởng với Pháp, mặt khác nhân nhượng cho chúng một số yêu sách cục bộ, nhất là về kinh tế.
Để mở rộng Mặt trận đoàn kết thống nhất dân tộc cô lập bọn phản động và tay sai, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phải quyết đoán mau chóng, phải dùng mọi phương pháp, dù là những phương pháp đau đớn nhất để cứu vãn tình thế. Đảng phải tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật.
Nhờ sách lược hoà hoãn đó, chúng ta đã làm thất bại âm mưu đen tối của bọn quân phiệt Tưởng và bè lũ tay sai, giữ vững được chính quyền cách mạng non trẻ. Tạm thời biến quân đội Tưởng thành hàng rào ngăn cách quân Pháp đang tìm cách tiến ra Bắc.
Ba là: Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946.
Sau khi chiếm được Sài Gòn và đánh ra Nam Trung bộ, Thực dân Pháp nóng lòng đánh ra miền Bắc. Theo dõi quan hệ Pháp - Hoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ cả Pháp và Tưởng sẽ đi đến chấm dứt xung đột, chúng sẽ dàn xếp để Quân Pháp đổ bộ ra Bắc, nên đã đưa ra giải pháp nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do trong khối liên hiệp Pháp với việc Ký Hiệp định Sơ bộ Pháp Việt ngày 6/3/1946.
Việc này đạt được mục tiêu loại bớt kẻ thù. Thúc đẩy quân Tưởng sớm rời khỏi Việt Nam cùng lũ tay sai của chúng. Phía ta có thêm thời gian ngừng chiến và hoà bình mỏng manh để củng cố, xây dựng, phát triển lực lượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm chính thức nước Pháp nhân dịp Hội nghị Phôngtennơbơlô, nhằm giương cao ngọn cờ độc lập và thiện chí hoà bình của Việt Nam. Tiếp tục thực hiện chủ trương "Hoà để tiếng", Người đã ký Bản Tạm ước Việt - Pháp, ngày 14/9/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ vừa chỉ đạo việc chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chọn toàn quốc lâu dài. Phát triển lực lượng vũ trang. Xây dựng căn cứ địa Việt bắc. Công bố các bài viết, bài nói tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới, phổ biến chiến lược chiến thuật quân sự, xác định tư tưởng, phương hướng của cuộc kháng chiến. Củng cố chính quyền cách mạng.
Từ ngày 2/9/1945 đến 19/12/2006 bắt đầu ngày toàn quốc Kháng chiến, chỉ có 16 tháng với gần 500 ngày đêm; Theo Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử Tập 3 ghi lại, Hồ Chí Minh đã có trên 1300 hoạt động quan trọng chuẩn bị cho ngày Toàn quốc Kháng chiến.
2. Phát động toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946 đó là kết quả của sự lãnh đạo hết sức sáng suốt và tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp danh giá có quyết định đó là do Hồ Chí Minh và Đảng ta: ''Đã bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm, sáng tạo''(3).
Lời kêu gọi Toàn quốc khái chiến, là kết tinh trực tiếp của Quyết định đúng đắn, sáng suốt đó. Trong lời kêu gọi lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ nguyên nhân của cuộc kháng chiến. Chỉ ra dã tâm xâm lược muốn đặt ách nô lệ lên dân ta một lần nữa của thực dân Pháp. Người nêu rõ lập trường của dân tộc trước sự lấn tới và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp: ''Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa''(4).
Người đã nêu cao tinh thần yêu nước, quật khởi của dân tộc ta, quyết liệt hành cuộc kháng chiến chính nghĩa để dành độc lập tự đo: ''Không chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước''(1).
Người đã phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và chỉ rõ phải đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi cách đánh bằng mọi thứ vũ khí, trang bị.
''Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”(6).
Với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, sức mạnh của một dân tộc có truyền thống chống xâm lăng anh hùng, bất khuất, lại có đường lối kháng chiến đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ:
''Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta"(3).
Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ cả dân tộc ta quyết tâm một lòng một dạ đứng lên đánh quân xâm lược. Tinh thần quyết chiến quyết thắng của ngày Toàn quốc kháng chiến đã liên tục được phát huy trong hơn ba ngàn ngày kháng chiến, chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi Điện biên lịch sử huy hoàng.
Bài học và ý nghĩa lịch sử của ngày Toàn quốc kháng chiến với hôm nay.
Một là: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết định thời điểm phát động cuộc kháng chiến toàn quốc đúng lúc, đúng thời cơ.
Khi không còn đường nào khác. Khi đã không còn một chút hy vọng nào cứu vãn hoà bình do dã tâm xâm lược và sự ngoan cố của kẻ thù đế quốc thì phải chủ động vùng lên chống lại chúng. Muốn vậy, phải luôn luôn tranh thủ thời gian, chủ động chuẩn bị lực lượng về mọi mặt, luôn luôn sẵn sàng và khi đã hạ quyết tâm kháng chiến thì phải chủ động và kiên quyết không ngừng thế tấn công kẻ thù xâm lược.
Hai là: khẳng định quyết tâm sắt đá bảo vệ độc lập, tự do, giải phóng dân tộc và những mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta, “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Kiên trì kháng chiến không nao núng trước sức mạnh và mọi sự uy hiếp của kẻ thù. Nêu cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước, tiếp nói và phát huy truyền thống kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Ba là: sớm hoạch định đường lối kháng chiến và kiến quốc đứng đắn, sáng tạo.
Để có quyết định Kháng chiến toàn quốc kịp thời đúng lúc, thì trước đó, từ ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” nêu rõ chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc và đường lối Trường kỳ kháng chiến. Ngày 12/12/1946, một tuần trước ngày Toàn quốc kháng chiến, Thường vụ Trung ương Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra bản chỉ thị ''Toàn dân kháng chiến". Trong đó, đã nêu ra mục đích cuộc Trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta. Nêu rõ: Tính chất, Chính sách, Cách đánh, Chương trình, kháng chiến, Cơ quan chỉ đạo kháng chiến, Những điều răn trong khi kháng chiến, Các khẩu hiệu chỉ đạo hành động trong kháng chiến...
Đường lối kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khơi dậy và phát huy đầy đủ sức mạnh của dân tộc, khai thác động viên được sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta.
Bốn là: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sáng tạo một phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng – chiến tranh toàn dân.
Với khoa học, nghệ thuật quân sự độc đáo tổ chức được toàn dân kháng chiến, cả nước đánh giặc, làm giảm hiệu lực hoặc vô hiệu hoá mặt mạnh và sở trường tác chiến của đối phương là thực dân Pháp. Chúng có một đội quân xâm lược nhà nghề với các phương tiện chiến tranh hiện đại hơn hẳn lực lượng võ trang của chúng ta, chúng muốn đánh nhanh thắng nhanh nhưng cuối cùng đã bị thất bại thảm hại.
Hôm nay, nghiên cứu, học tập, ôn lại những hoạt động quan trọng, đúng đắn, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí minh với Ngày toàn quốc kháng chiến, thật sự là một việc làm cần thiết và có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Chúng ta thêm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng ta.
Ôn cố tri tân, chúng ta thêm kiên trì sự nghiệp đổi mới với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tin tưởng và tự hào vì thực tiễn lịch sử 60 năm qua chứng tỏ rằng nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Nhân dân ta rất anh hùng, có Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng và đường lối đúng đắn của Đảng thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Sự nghiệp cách mạng, đổi mới nhất định sẽ thành công.
Nguồn Giáo dục lý luận. – 2006. – Số 12. – Tr. 22-27