Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Sách báo chuyên đề Thứ Hai, 25/03/2024, 10:35

Chuyên đề ''Ký ức Điện Biên'': Bác Hồ với chiến dịch Điện Biên Phủ

Bác Hồ với chiến dịch Điện Biên Phủ / Nguyễn Phúc Ấm (trích) // Cựu chiến binh Việt Nam. – 2014. – Ngày 1 tháng 5. – Tr.6.

 

Năm ngón tay huyền thoại của Bác

Đầu tháng 10-1953, tại khu Núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, tham dự hội nghị có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, các Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Trong hồi ức của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại:

“… Tôi bắt đầu trình bày tình hình địch từ tháng 5-1953, Hăng-ri Na-va đã mở cho nhiều cuộc hành binh càn quét lớn tại vùng hậu địch trên cả nước, nhảy dù xuống Lạng Sơn, đặc biệt trong tháng 8 Na-va bắt thần rút khỏi tập đoàn cơ điểm Nà Sản.

Nà sản là một mục tiêu quan trọng trong mùa khô. Vì so sánh với đồng bằng, thì vùng núi rừng vẫn là chiến trường thuận lợi hơn. Tây Bắc lại là hướng ta đã chọn. Địch rút quân khỏi Nà Sản không khỏi ảnh hưởng tới kế hoạch Đông Xuân. Trên chiến trường rừng núi Bắc Bộ, Pháp chỉ còn hai lực lượng nhỏ, một ở Lai Châu, một ở Hải Ninh. Có ý kiến nên tiêu diệt hai bộ phận này để giải phóng hoàn toàn biên giới Việt-Trung. Đây là những chỗ yếu của địch. Nhưng kế hoạch Đông Xuân phải nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng trong quân địch, tạo nên một chuyển biến mới trong chiến tranh. Từ ngày học tập về cải cách ruộng đất, các chiến sĩ đều mong mỏi được trở về đồng bằng để giải phóng quê hương. Nhưng đồng bằng lại là chỗ rắn nhất, phòng tuyến Boongke của Đờ Lát tuy không ngăn cản được bộ đội ta thâm nhập đồng bằng, nhưng vẫn gây khó khăn cho ta trong những trận đánh lớn. Hiện nay Na-va đã tập trung ở đồng bằng 1 lực lượng cơ động lớn chưa từng có từ khi khởi động chiến tranh, sẵn sàng chờ đón cuộc tấn công của ta…

Bác ngồi họp, thái độ bình thản, điếu thuốc lá kẹp giữa 2 ngón tay duỗi thẳng... Đôi mắt Người chợt lộ vẻ chăm chú, bàn tay bác đặt lên bàn, bỗng giơ lên và nắm lại… Người nói:

- Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn.

Bàn tay bác mở ra mỗi ngón tay trỏ về một hướng.

Như một lời tiên tri, mấy tháng sau, trước khi bước vào tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hùng mạnh của thực dân Pháp, ta đã giáng cho quân pháp 5 đòn chiến lược, ứng với năm ngón tay của Bác, buộc Na-va phải làm theo ý ta, phân tán lực lượng ra trên khắp các chiến trường Đông Dương. Đó là: Giải phóng Lai Châu (ngày 10-12-1953), tiến công chiến lược ở Thượng Lào (từ ngày 26-1 đến 10-2-1954), tiến công chiến lược ở Bắc Tây Nguyên (từ ngày 27-1 đến 5-2-1954) và đánh địch ngay sau lưng chúng ở đồng bằng Bắc bộ, Bình Trị Thiên, Nam Trung bộ, Nam bộ.

Năm ngón tay của Bác từ đó trở thành huyền thoại về sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt, biết tạo thời cơ để chiến thắng kẻ thù trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của đảng, của Bác Hồ kính yêu…”

Bác Hồ và chiếc vành mũ

Khi Trung ương Đảng, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ thì có một nhà báo phương Tây xin vào Việt Bắc và ra mặt trận Điện Biên Phủ. Đó là Uyn-pho-ret Bớc-sét, quốc tịch Ô-xtrây-li-a, phóng viên của tờ tin nhanh hằng ngày xuất bản ở Luân Đôn, vương quốc Anh. Biết U. Bớc-xét là một nhà giáo tiến bộ, đã đến đưa tin nhiều sự kiện quan trọng trên thế giới với thái độ khách quan, chân thực, ta đồng ý cho vào.

Đến an toàn khu Việt Bắc U. Bớc-xét được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Ông hỏi Bác Hồ:

- Tôi nghe trên đài Hà Nội nói về một nơi được gọi là Điện Biên Phủ. Thưa ngài, có điều gì đang xảy ra ở đó? Điều gì vậy?

Trên bàn tiếp khách có 1 chiếc mũ. Bác lật ngửa chiếc mũ lên rồi nói với U Bớt-xét. Điện Biên Phủ là 1 thung lũng, bao quanh toàn là núi.

Bác chỉ vào lòng mũ:

- Quân Pháp nằm ở đây. Đó là lực lượng viễn chinh Pháp. Người lấy lòng bàn tay lướt vòng quanh mũ:

- Quân Pháp sẽ không bao giờ thoát ra được.

U. Bớc-xét ngước lên nhìn Chủ tịch Hồ Chí Minh đầy lòng cảm phục. Mấy ngày sau, khi chiến dịch Điện Biên Phủ đã mở màn, ông xin được ra mặt trận, đi cùng các đơn vị bộ đội ta đánh vào các cứ điểm của quân Pháp và đưa những bản tin nóng hổi về tòa báo của ông.

Thư Bác Hồ gửi toàn thể cán bộ chiến sĩ trước trận đánh mở màn chiến dịch.

Sáng ngày 13-3-1954, trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ, mọi sự chuẩn bị dường như dừng lại, từng đại đội, quân phục chỉnh tề, đứng tập trung trong chiến hào. Ai nấy đều có cảm giác giờ phút trọng đại đã đến. Quả nhiên, đồng chí chính trị viên, tay cầm tờ báo Quân đội nhân dân, dõng dạc đọc to:

“… Thư Hồ Chủ tịch gửi toàn thể cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ:

“Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng vinh quang.

Các chú vừa được chỉnh huấn chính trị và quân sự, đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chủ sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ về bang sắp tới.

Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất.

Chúc các chú thắng to.

Bác khôn các chú”.

Tiếp đó là lệnh động viên mở cuộc đại tiến công: “Kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch tại Điện Biên Phủ” của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp…

Các chiến sĩ đều xúc động đến tột độ. Những lời ân cần tha thiết của Bác, mệnh lệnh đanh thép của Đại tướng như vang truyền vào từng mạch máu, làm rung động mọi con tim!...

Điện Biên Phủ như là 1 cái mốc chói lại bằng vàng của lịch sử.

Ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên Phủ mùng 7-5-1954, Bác Hồ đã viết bài “Điện Biên Phủ” (bút danh LT) đang trên báo Nhân dân. 10 năm sau, Bác lại viết bài “Nhân ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ” (bút danh chiến sĩ) đăng trên báo này vào ngày 7-5-1964. Xin trích giới thiệu hai bài này của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

“Ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân tộc Việt Nam ta lừng lẫy khắp năm châu.

Cuối năm 1946, thực dân Pháp hòng đặt ách nô lệ lên vai nhân dân ta 1 lần nữa. Chúng cố gây ra chiến tranh, trước tình hình ấy, nhân dân ta chỉ có thể chọn 1 con đường: hoặc nhượng bộ cho địch để rồi làm thân trâu ngựa; đó là con đường dễ dàng, như lăn xuống dốc. Hoặc quyết tâm kháng chiến để giữ lấy độc lập, tự do; con đường này rất gian khổ như trèo núi cao. Nhân dân ta đã chọn con đường khó và quyết tâm kháng chiến.

Đánh giặc, trước hết phải có vũ khí, mà vũ khí đầu tiên của ta là gậy tầm vông, ta dùng gậy tầm vông để chống lại máy bay, xe tăng, đại bác và tàu chiến của Pháp, Mỹ. Chúng ta đều nhớ rằng, ngay trong thời kháng chiến, đế quốc Mỹ đã ra sức giúp thực dân Pháp để kéo dài chiến tranh.

Mặc dù thiếu thốn mọi bề, khó khăn đủ thứ, nhưng toàn thể đồng bào ta từ Bắc đến Nam đã tin tưởng nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ đoàn kết một lòng, kháng chiến cứu nước.

Đảng nói: “Kháng chiến phải trường kỳ, gian khổ, song nhất định thắng lợi”. Kết quả là lời nói của đảng đã được thực hiện, nhân dân ta đã thắng, thực dân Pháp đã thua.

Từ ngày 19-2-1946 đến ngày mùng 7-5-1954, bộ đội và du kích ta đã đánh quân địch chết và bị thương hơn 466.000 binh sĩ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ độ ta đã tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh 16.200 tên địch trong số đó có một số thiếu tướng, 16, 353 tên từ quan một đến quan tư và 1396 hạ sĩ quan.

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đế quốc hùng mạnh đã bị nhân dân một nước thuộc địa đánh cho tan tành tả tơi và phải cút về nước.

Đồng bào ta luôn luôn nhớ ơn quân đội ta đã dũng cảm chiến đấu để giữ gìn nền độc lập cho Tổ quốc và quyền tự do cho nhân dân.

Trong lúc toàn dân ra sức kháng chiến, thì “chí sĩ Ngô Đình Diệm” ngao du ở nước Hoa Kỳ. Thế mà nay những người cầm quyền miền Nam dám nói họ đã đánh đuổi thực dân Pháp và giải phóng đất nước Việt Nam!

Ngoài việc đánh đuổi thực dân, kinh nghiệm kháng chiến thắng lợi nói chung và Điện Biên Phủ nói riên,g có 2 ý nghĩa to lớn:

Nó chứng tỏ rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng và chính phủ ta và nhân dân ta đoàn kết nhất trí thì khó khăn gì cũng khắc phục được, công việc to lớn mấy cũng làm được. Sự nghiệp cách mạng và kháng chiến như vậy, công cuộc xây dựng nước nhà tiến lên xã hội chủ nghĩa như vậy”.

“… Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn…”.

--------------------------------

(Theo “Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ”, NXB QĐND-1964; “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, NXB QĐND-2000 của Đại tướng Võ Nguyên và chuyên san đặc biệt về Điện Biên Phủ của báo QĐND).

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 3123 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày